Nguồn vốn huy động trên thị trường đạt 3.639,1 tỷ đồng, tăng 133,4 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân đạt 2.815,8 tỷ đồng, tăng 98,4 tỷ đồng so với đầu năm; tiền gửi của tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 823,3 tỷ đồng, tăng 35 tỷ đồng so với đầu năm. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 506,5 tỷ đồng, tăng 82,9 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 138,2% kế hoạch Trung ương giao.

Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Chi nhánh ngân hàng luôn chú trọng, quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ; hoạt động của NHCSXH được duy trì ổn định, an toàn và đạt được kết quả khả quan trên các mặt hoạt động, góp phần tích cực vào sự ổn định, phát triển kinh tế, chính trị - xã hội trong tỉnh.

Trong 11 tháng năm 2023, Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng và nguồn vốn trong năm với tổng chỉ tiêu dư nợ tín dụng được giao đến 30/11/2023 là 13.794,2 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động trên thị trường đạt 3.639,1 tỷ đồng, tăng 133,4 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân đạt 2.815,8 tỷ đồng, tăng 98,4 tỷ đồng so với đầu năm; tiền gửi của tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 823,3 tỷ đồng, tăng 35 tỷ đồng so với đầu năm. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 506,5 tỷ đồng, tăng 82,9 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 138,2% kế hoạch Trung ương giao.

leftcenterrightdel
Hộ Vi Thị Thơm, Tổ Lang Thị Thìn thôn Lâu Quán, xã Thanh quân, huyện Như Xuân vay 100 triệu đồng theo chương trình cho vay Hộ nghèo để chăn nuôi trâu và trồng cây cam. 
leftcenterrightdel
 Hộ ông Mai Văn Tuấn, tại thôn Tam Linh, xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn vay chương trình Hộ mới thoát nghèo, số tiền vay 100 triệu đồng, để đóng giàn làm nhà lưới, mua giá thể trồng dưa và mua giống dưa.

Về hoạt động tín dụng doanh số cho vay trong năm đạt 4.252,6 tỷ đồng với hơn 77 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến 30/11/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 13.683,6 tỷ đồng, tăng 1.540,6 tỷ đồng so với đầu năm 2023, toàn tỉnh Thanh Hoá có hơn 250 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Kết cấu dư nợ các chương trình tín dụng chuyển dịch hợp lý, phù hợp với thực tiễn hoạt động, trong đó: Tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, dư nợ đạt 10.164,4 tỷ đồng, tăng 945,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,3% tổng dư nợ; tín dụng phục vụ đời sống, dư nợ đạt 3.519,2 tỷ đồng, tăng 594,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,7% tổng dư nợ.

Thực hiện cho vay các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP tính đến ngày 30/11/2023, dư nợ các chương trình tín dụng đạt 1.026,2 tỷ đồng với 10.960 khách hàng đang vay vốn cụ thể: Cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Dư nợ đạt 540 tỷ đồng; tăng trưởng trong năm 2023 là 320 tỷ đồng với 6.886 khách hàng được vay vốn; cho vay nhà ở xã hội: Dư nợ đạt 439,1 tỷ đồng; tăng trưởng trong năm 2023 là 271,6 tỷ đồng với 1.188 khách hàng được vay vốn; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị hỗ trợ học trực tuyến: Dư nợ 34,8 tỷ đồng với 2.596 khách hàng còn dư nợ; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19: Dư nợ 3,1 tỷ đồng với 61 khách hàng còn dư nợ; cho vay chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ: Cho 229 hộ vay vốn, số tiền 9,2 tỷ đồng.

Chất lượng tín dụng chính sách tiếp tục được duy trì, củng cố, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 17.912 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn là 10.019 triệu đồng, nợ khoanh 7.893 triệu đồng. Hiện nay, toàn tỉnh có 338/559 xã không có nợ quá hạn, có 13/559 xã có nợ quá hạn.

Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác quản lý vốn tín dụng và hoạt động giao dịch xã, hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH tiếp tục được triển khai thực hiện tốt thông qua 559/559 Điểm giao dịch xã, với 6.485 Tổ TK&VV, đảm bảo an toàn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30/11/2023, các tổ chức CT-XH đã phối hợp với NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội với dư nợ ủy thác là 13.557,6 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Hộ Lê Thị Thuỷ tại thôn Tân Giao, xã Thăng Long, huyện Nông Cống vay số tiền 40 triệu đồng theo chương trình GQVL để sữa chữa nhà xưởng, mua nguyên liệu sản xuất miến gạo, là sản phẩm được công nhận OCOP. 

Hoạt động của các Tổ TK&VV duy trì nền nếp, ổn định, số Tổ TK&VV không có nợ quá hạn là 6.134 Tổ, số Tổ có nợ quá hạn trên 1% là 203 Tổ.

Hoạt động giao dịch xã tiếp tục được duy trì ổn định, hiệu quả, đảm bảo an toàn. Chất lượng giao dịch xã được duy trì, tỷ lệ giải ngân tại điểm giao dịch xã đạt 98,9%, tỷ lệ thu nợ tại điểm giao dịch xã đạt 97,1%, tỷ lệ thu lãi tại điểm giao dịch xã đạt 86,4%. 

Hương Trà