Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/05/2014 - 21:17
(Thanh tra) Ngày 6/5, Văn phòng Thừa phát lại quận Hà Đông chính thức ra mắt. Đây là Văn phòng Thừa phát lại thứ 2 được thành lập theo Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP Hà Nội.
Các đại biểu tham dự lễ ra mắt Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông. Ảnh: Thảo Nguyên
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc lập vi bằng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự, khách hàng; trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự; thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự...
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc từng bước xây dựng mô hình Thừa phát lại trong toàn quốc. Theo đó, các cơ quan liên quan như Tòa án, Sở Tư pháp Hà Nội, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp, hỗ trợ tối đa để các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động hiệu quả.
Về phía Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông, ông Sơn đề nghị, cần nhất trí, quan tâm nỗ lực để thực hiện tốt các hoạt động của Thừa phát lại; đề cao đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc thực hiện chức năng của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương có liên quan trong việc triển khai thí điểm Thừa phát lại tại 13 địa phương (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long). Tính đến ngày 31/3, tổng số Văn phòng Thừa phát lại trên cả nước là 39 văn phòng. Trong đó, tại 12 địa phương thí điểm đã thành lập được 29 văn phòng.
Hà Nội được Bộ Tư pháp phê duyệt thành lập 12 văn phòng, nhưng trong giai đoạn đầu, TP quyết định thành lập 5 Văn phòng Thừa phát lại tại quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hà Đông.
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình