Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 11/01/2013 - 11:00
(Thanh tra)- Hàng loạt dấu hiệu vi phạm Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) trong vụ án ‘Cố ý gây thương tích ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên” mà chúng tôi đã phân tích trong nhiều số báo qua dường như bị “quên”, để tập trung vào đợi kết quả giám định lại thương tật của nạn nhân Nguyễn Văn Hà.
“Ở đời một vạn cái lý không bằng một tý cái tình. Nhiều khi chứng cứ 50 - 50, thậm chí còn là 70 - 30 là có tội còn không dám quyết định như thế nào” - Viện trưởng Viện KSND huyện Đồng Hỷ
>>Phản hồi của Công ty Luyện kim đen chưa xác đáng
>>Gián tiếp giết người, cơ quan nào chịu trách nhiệm?
>>UBND huyện Đồng Hỷ cần nhận trách nhiệm
>>Hạ thấp tỷ lệ thương tật để… chạy án?
>>Bản giám định pháp y nhiều khiếm khuyết
Trong 2 số báo đầu tiên (Gián tiếp giết người, cơ quan nào chịu trách nhiệm và UBND huyện Đồng Hỷ cần nhận trách nhiệm), chúng tôi đã đưa ra nhiều dấu hiệu vi phạm trong thực thi công vụ của UBND huyện Đồng Hỷ và Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Đồng Hỷ. Nhưng qua giám sát, các lỗi phạm này vẫn chưa thực sự được các cơ quan chức năng quan tâm, làm rõ.
Đối với UBND huyện Đồng Hỷ:
Chậm trễ thực hiện văn bản của UBND tỉnh yêu cầu chỉ đạo cơ quan công an và các cơ quan chức năng của huyện giải quyết ngay đơn kêu cứu của bà Liên (vợ ông Hà), báo cáo trong tháng 10/2011.
Khi Báo Thanh tra vào cuộc (buổi làm việc đầu tiên vào ngày 14/11/2012), đại diện UBND huyện là Phó Chủ tịch Trần Quyết Thắng mới ngồi nghe các cơ quan nội chính báo cáo xem chi tiết vụ việc xảy ra như thế nào. Vậy mà, chiều cùng ngày, UBND huyện có ngay Văn bản 711/UBND-VP báo cáo sai sự thật việc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên: “…UBND huyện Đồng Hỷ đã trực tiếp làm việc và giao cho Cơ quan Công an huyện giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời trả lời đơn thư công dân. Từ đó đến nay, UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo Cơ quan Công an huyện và các cơ quan chức năng tiến hành giải quyết và trả lời đơn thư của bà Nghiêm Thị Liên…”.
Đối với Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Hỷ:
Vi phạm Bộ luật TTHS về thời hạn điều tra theo khoản 2, Điều 103 (kéo dài gấp 10 lần).
Ngoài ra, cơ quan này không làm rõ các điểm mấu chốt của vụ án. Ví dụ như: Lời khai của nạn nhân và các nhân chứng về các đối tượng hành hung ông Hà là Chu Phương Nam, Chu Minh Phương và Chu Thái Hà. “Bỗng dưng” xuất hiện đối tượng hành hung là Nguyễn Văn Thật. Nhiều vết thương trên cơ thể ông Hà không được làm rõ, mà chỉ là 3 phát gậy cao su của Thật, ở một số vị trí có khác với vết thương nạn nhân. Cũng không chứng minh khoa học được khi khẳng định Nguyễn Văn Thật gây án trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh. Và tại thời điểm này, cũng chậm trễ giải quyết khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án của ông Hà.
Theo ông Nguyễn Văn Hà, sau khi gửi đơn khiếu nại Quyết định không khởi tố vụ án số 17 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Hỷ, ông Hà cũng có đơn đề nghị được cho đi giám định lại thương tật. Trong buổi làm việc với ông Hà, điều tra viên đã yêu cầu ông Hà kí vào biên bản có nội dung đồng ý chờ trả lời khiếu nại đến khi nào có kết quả giám định thương tật.
Khi chúng tôi có ý kiến về vụ việc này, một số cán bộ có thẩm quyền của tỉnh Thái Nguyên đã trả lời: Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT vào cuộc khẩn trương. Cụ thể là đang đợi kết quả giám định lại. Nếu ông Hà bị tổn hại quá 31% sức khỏe, sẽ khởi tố, còn thấp hơn thì không (theo quy định của Điều 105, Bộ luật Hình sự). Như vậy, các dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, làm rõ hung thủ gây án trong trạng thái bị kích động mạnh … đã bị bỏ qua?
Ngày 7/12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 2677/UBND-TH giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Viện KSND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc, trách nhiệm của các đối tượng liên quan, báo cáo kết quả cụ thể về UBND tỉnh và trả lời cơ quan báo chí theo quy định. Nhưng, ngày 24/12/2012, chúng tôi lại nhận được Văn bản số 10412/CAT-CSĐT(VP) của Công an tỉnh Thái Nguyên với nội dung: “… Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra và chỉ đạo Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Hỷ giải quyết vụ việc trên theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; báo cáo kết quả với Giám đốc Công an tỉnh và trả lời Báo Thanh tra theo quy định”. Vậy là, vụ việc này sẽ do Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Hỷ trả lời!
Tiếp tục đi tìm sự “nỗ lực” của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên trong giải quyết những dấu hiệu sai sót của Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Hỷ, ngày 8/1/2013, chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Thế Chung - Viện trưởng Viện KSND huyện Đồng Hỷ. Theo ông Chung, ông đã được nghe Phó Viện trưởng báo cáo và nhất trí quan điểm không khởi tố vụ án từ tháng 5/2012. Sau khi Báo Thanh tra đăng tải, đơn vị cũng đã có báo cáo vụ việc lên Viện KSND tỉnh và Viện KSND Tối cao. Tuy nhiên, trong nội dung bản báo cáo này không hề nêu và lý giải các nội dung mâu thuẫn mà Báo Thanh tra đã phân tích.
Khi hỏi về các dấu hiệu vi phạm trong quá trình điều tra của Cơ quan CSĐT cấp huyện thì Viện trưởng Viện KSND huyện Đồng Hỷ cho rằng, trách nhiệm này là của Cơ quan CSĐT cấp trên (Công an tỉnh). Tuy nhiên, với trách nhiệm của ngành Kiểm sát, Viện KSND tỉnh đã yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ của vụ án lên để kiểm tra. Điều ông Chung băn khoăn là: Ở đời một vạn cái lý không bằng một tý cái tình. Nhiều khi chứng cứ 50 - 50, thậm chí còn là 70 - 30 là có tội còn không dám quyết định như thế nào. Cũng rất may, ông Hà có đơn đề nghị đi giám định thương tật nên mới có thời gian để xem lại hồ sơ. Và tất cả còn đợi kết quả của cấp trên!
Trong ngày 8/1, chúng tôi đã được ông Đặng Đức Đang - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã mời lãnh đạo Công an huyện và Viện KSND huyện Đồng Hỷ làm việc, yêu cầu thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Ngày 10/1/2013, Công an tỉnh sẽ tổ chức họp với Viện KSND tỉnh. Ông Đang nói: "Tôi hứa sẽ làm nghiêm vụ này". Nhân bàn về thông tin trên, chúng tôi đã có trao đổi với Công ty Luật MTON Việt Nam và được cho ý kiến như sau: Tại sao phải khởi tố vụ án trong vòng 20 ngày? Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. (khoản 1, Điều 3, Bô luật Hình sự) Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) quy định rất rõ các hoạt động động điều tra, truy tố và xét xử để đảm bảo tính nghiêm minh của Bộ luật Hình sự. Theo đó, “trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng” (khoản 1, Điều 103 Bộ luật TTHS năm 2003). Có nghĩa là, trong thời hạn 20 ngày (hoặc 2 tháng với vụ án phức tạp), CQĐT phải ra một trong các quyết định hoặc khởi tố hoặc không, chứ không thể không ra bất kỳ một quyết định nào. Nếu không ra quyết định nào, nghĩa là không tuân thủ quy định Điều 103 Bộ luật TTHS, đồng thời vi phạm cả Điều 2 Bộ luật TTHS: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật TTHS”. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT phải ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự. (Điều 104, Bộ luật TTHS). Vậy thế nào là dấu hiệu tội phạm? Chỉ cần có dấu hiệu của việc phạm vào một trong các tội trong Bộ luật Hình sự thì đã phải khởi tố vụ án (chứ không phải là khởi tố bị can), trong quá trình điều tra về sau, nếu các dấu hiệu đó là không đầy đủ thì CQĐT mới ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết. (Điều 108, Bộ luật TTHS). Việc ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án là rất quan trọng và có ý nghĩa cả về mặt pháp lý và mặt xã hội. Bởi sau quyết định khởi tố vụ án, CQĐT mới có thể “danh chính” bắt tay vào quá trình điều tra nhằm tổng hợp thêm các dấu hiệu của việc phạm tội để đánh giá được đầy đủ và chính xác vụ án. Ở vụ án này, sau thời điểm ông Hà bị đánh 20 ngày, CQĐT huyện Đồng Hỷ nếu không thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải ra quyết định không khởi tố vụ án. (Đây là việc làm hết sức bình thường trong tố tụng), quyết định này phải được ban hành chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày 6/1/2011 (hoặc 2 tháng nếu vụ án phức tạp). Lúc đó, không phát sinh giai đoạn điều tra trong tố tụng, trừ trường hợp sau này lại phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc có yêu cầu khởi tố của cơ quan Thanh tra… Trách nhiệm xem xét và đánh giá hồ sơ ngay từ ban đầu của CQĐT đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm cao, đây cũng là một phần nguyên nhân nhiều vụ án đã có quyết định khởi tố rồi lại hủy quyết định khởi tố. Tuy nhiên, bất luận thế nào cũng phải ban hành một trong các quyết định như đã ghi rõ trong Điều 103 Bộ luật TTHS. Khi xây dựng văn bản, nhà làm luật cũng biết chắc rằng không thể khẳng định ngay được là có phạm tội hay không phạm tội, mà chỉ biết rằng có dấu hiệu phạm tội hay không. Nhưng chính vì yêu cầu kịp thời và nhanh chóng xử lý hành vi phạm tội cho nên phải ra quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án, quyết định đó phải ban hành trong thời hạn 20 ngày (hoặc 2 tháng đối với vụ án phức tạp) để tránh bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội, gây hoang mang kéo dài, đây cũng chính là ý nghĩa xã hội của thời hạn 20 ngày. Ở các bài viết trên Báo Thanh tra về vụ án cố ý gây thương tích tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên chỉ thấy nhắc đến duy nhất Quyết định không khởi tố vụ án số 17/CSĐT của cơ quan CSĐT huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên ngày 27/9/2012. Quyết định này được ban hành sau 656 ngày kể từ ngày ông Hà bị đánh (từ ngày 6/1/2011 -27/09/2012). Trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát Viện kiểm sát ngoài trách nhiệm thực hành quyền công tố còn có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp. Theo Điều 108 Bộ luật TTHS, quyết định không khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan phải được Cơ quan CSĐT huyện Đồng Hỷ gửi cho Viện kiểm sát huyện Đồng Hỷ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định. Nếu quá thời hạn 20 ngày (hoặc 2 tháng đối với trường hợp phức tạp) mà không thấy CQĐT ra một trong các quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát phải có trách nhiệm đôn đốc, yêu cầu CQĐT thực hiện đúng quy định tại khoản 1, Điều 103 Bộ luật TTHS. Theo như phóng viên phản ánh, sau loạt bài đăng trên Báo Thanh tra, không thấy có nội dung đề cập đến việc Viện kiểm sát có ý kiến (về việc chậm ra quyết định trong vòng 20 ngày của Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Hỷ) là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình.. Chú ý thêm: Trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, ngày 22/3/2012, Viện KSND Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP về các kiến nghị do cơ quan Thanh tra kiến nghị khởi tố: Điều 6. Quan hệ phối hợp trong việc giải quyết kiến nghị đối với các trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự, hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ 1. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết kiến nghị khởi tố do cơ quan Thanh tra chuyển đến, qua điều tra, xác minh nếu thấy không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không khởi tố đển cơ quan Thanh tra biết. 2. Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, Viện kiểm sát phân công ngay kiểm sát viên để kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của các quyết định đó và đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết như sau: a) Nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ, thì Viện Kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho CQĐT có thẩm quyền thực hiện việc điều tra theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật TTHS. b) Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ, thì Viện Kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu CQĐT giao lại hồ sơ cho cơ quan Thanh tra đã kiến nghị để giải quyết theo thẩm quyền… |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Chu Tuấn
15:37 13/12/2024(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Trung Hà
Trần Quý
PV
Chu Tuấn
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang