Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/05/2018 - 10:22
(Thanh tra) - Huyện Ba Vì (Hà Nội) đang xử lý “cung điện công chúa” xây dựng trái phép, cũng như đang làm rõ thông tin liên quan đến 1 Thứ trưởng “gom” đất nông, lâm trường.
Nhiều khu đất nông lâm trường ở huyện Ba Vì đang bị xé lẻ làm trang trại
Bên hành lang cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Nội hôm qua (3/5), trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Bạch Công Tiến cho hay, chính quyền huyện đang xử lý “cung điện công chúa” của một cá nhân tên là Lê Viết Long xây dựng sai phép trên diện tích đất lâm trường rộng 9.000m2 nằm trên địa bàn xã Yên Bài.
“Khu đất này chỉ được xây nhà tạm, nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng công trình kiên cố, lại có biểu hiện mang màu sắc tâm linh. Chính vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu xã kiểm tra làm rõ sai phạm này. Sau đó, xã có kiểm tra tuy nhiên việc ngăn chặn không kịp thời dẫn đến họ xây dựng một số hạng mục gần xong phần thô. Trước tình hình đó, huyện đã chỉ đạo quyết liệt, thành lập tổ công tác để làm rõ sai phạm”, ông Tiến nói.
Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, sau khi hoàn thiện hồ sơ vụ việc sẽ chỉ đạo cưỡng chế công trình theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến thông tin dư luận phản ánh việc có 1 Thứ trưởng thu mua đất nông lâm trường cũng nằm trên địa bàn xã Yên Bài, ông Tiến cho biết, đã nghe thông tin này.
“Sau khi nghe dư luận phản ánh, chúng tôi đã cử cán bộ xuống xã Yên Bài tìm hiểu sự việc. Vấn đề mua bán đất theo kiểu trao tay như thế rất phức tạp. Để khẳng định sự việc liên quan đến Thứ trưởng hay không thì chúng tôi chưa có cơ sở. Việc này chúng tôi sẽ báo cáo TP để xin ý kiến chỉ đạo”, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết.
Về tình trạng mua bán đất nông trường trên địa bàn xã Yên Bài, điển hình là trong nông trường Việt - Mông đã được cổ phần hóa, theo ông Tiến, việc chuyển giao về huyện quản lý chưa được dứt điểm, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Điều này dẫn đến nhiều kẽ hở cho người dân mua bán đất trái phép.
Chủ tịch huyện Ba Vì cho biết, huyện sẽ tiếp tục kiến nghị với TP chỉ đạo dứt điểm việc bàn giao đất nông lâm trường về địa phương quản lý cũng như làm rõ quyền lợi của người dân được hưởng cái gì sau khi bàn giao.
“Chúng tôi cũng tiếp tục thông báo cho người dân biết việc mua bán đất trái phép, trao tay chui lủi như vậy là phải chấm dứt ngay”, ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Bạch Công Tiến cho biết thêm, việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện rất phức tạp, thậm chí có biểu hiện mua bán bất động sản, chuyển nhượng đất nông lâm trường. Việc quy hoạch ở các nông lâm trường cũng chưa rõ ràng phần nào đất ở, phần nào đất sản xuất và không bàn giao cho địa bàn quản lý.
“Chính quyền huyện, xã chúng tôi cũng có trách nhiệm trong quản lý đất đai và trật tư xây dựng. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm trực tiếp phải là các ông chủ nông lâm trường này”, ông Tiến nêu.
Chủ tịch huyện Ba Vì cho rằng, bản thân các chủ nông lâm trường quản lý đất đai rất lỏng lẻo. Nhiều khi có sự việc liên quan đến đất đai nông lâm trường xảy ra, chủ đất không chịu báo cáo hoặc báo cáo theo kiểu “sự đã rồi”.
Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường từng có kết luận nêu rõ, tình hình giao khoán đất tại Nông trường Việt - Mông có nhiều vi phạm trong suốt một thời gian dài nhưng không được xử lý trước khi thực hiện phương án cổ phần hóa.
Đơn cử, nông trường đã ký hợp đồng với các hộ dân, ngoài diện tích giao khoán đất nông nghiệp, mỗi hộ còn được giao 300m2 đất ở và giao khoán đất trồng cây hàng năm thời hạn 50 năm không đúng quy định.
Nông trường còn ký 8 hợp đồng khoán ao, hồ cho các hộ nông trường viên, với diện tích 48,963 ha, trong đó có 3 hợp đồng giao khoán 30 năm; ký 15 hợp đồng khoán đất cho 15 hộ nông trường viên để xây ki-ốt bán hàng trên đất nông nghiệp, diện tích 2.003m2, thời hạn khoán 30 năm.
Thậm chí, đã ký 4 quyết định giao đất và 3 hợp đồng giao khoán đất cho 7 tổ chức, với tổng diện tích 8,016 ha để xây dựng nhà nghỉ cho cán bộ, công nhân viên và trồng cây ăn quả, thời hạn giao khoán đất 50 năm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ rõ, trong tổng số 1.040 hợp đồng khoán có 565 hợp đồng nông trường ký sau khi có quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép tiến hành cổ phần hóa.
Ngoài 1.040 hợp đồng khoán nói trên, nông trường còn lập 690 sổ khoán cho các hộ nhận khoán, với tổng diện tích 324,88 ha, trong đó có 20,25 ha đất ở…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình