Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/09/2015 - 13:41
(Thanh tra) - Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất nông lâm trường quốc doanh là một trong những vấn đề “nóng” được nhiều chuyên gia “mổ xẻ” tại Hội thảo “Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại nông lâm trường quốc doanh: Những bất cập và giải pháp” hôm nay (8/9).
Các chuyên gia cho rằng, để "hạ nhiệt" tranh chấp đất nông, lâm trường cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, đối thoại, giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo. Ảnh: Thảo Nguyên
Mâu thuẫn, tranh chấp diễn biến phức tạp
Theo kết quả khảo sát của Liên minh Đất rừng và đánh giá của các chuyên gia, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất nông lâm trường diễn ra phổ biến, ngày càng diễn biến phức tạp, không chỉ gây khó khăn trong công tác quản lý mà còn gây tổn thất, lãng phí tài nguyên đất.
Tại Nông trường Chè Thanh Lâm, 193 hộ gia đình, cá nhân nhận khoán, mượn đất với tổng diện tích 89.922m2 đã xây dựng nhà ở, mặt bằng sản xuất kinh doanh trên đất nông trường. Những sai phạm này đã được Thanh tra tỉnh Nghê An kết luận chỉ rõ, điều này thể hiện thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đã được Nhà nước giao doanh.
Công ty Lâm nghiệp Sông Đà có hơn 4.000 ha trồng rừng nhưng chỉ xin chứng chỉ rừng cho 2.000
ha rừng quản lý được, còn 2.000 ha đất đã khoán thì “chịu”.
Ngay cả Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) cũng phải bỏ nhiều diện tích “ra ngoài”, không quản lý được vì đã khoán.
Đáng chú ý, nếu trước đây người dân lấn chiếm đất nông lầm trường do thiếu đất sản xuất thì nay chủ yếu để bán cho người ngoài đầu tư trồng cà phê hay các loại cây nông nghiệp khác. Tất cả các hoạt động chuyển nhượng đều diễn ra theo hình thức tự phát, không có bất cứ hồ sơ hay văn bản nào nên chính quyền địa phương hay đơn vị chủ rừng không kiểm soát được.
Các cơ quan chức năng đã tập trung thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo nhưng khó xử lý dứt điểm. Thậm chí, có trường hợp còn bị xử lý trách nhiệm hình sự, sau khi ra tù lại tái lấn chiếm, khiến câu chuyện giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất nông lâm trường trở nên “nóng”.
Thiếu cơ chế xử lý
Theo các chuyên gia, để xảy ra tình trạng này đầu tiên phải kể đến quy hoạch đất nông lâm trường không sát thực tế, ranh giới đất đai không rõ ràng, không có hồ sơ hoặc chưa có “sổ đỏ”. Trong khi các biện pháp xử phạt hình chính các trường hợp lấn chiếm đất không thực thi và hiệu quả.
“Người dân quá nghèo để nộp phạt và cũng không có tài sản gì để cưỡng chế. Xử lý xong nhưng chủ rừng không kịp thời trồng lại rừng nên tiếp tục bị lấn chiếm; chấp nhận bị phạt vì giá trị của đất cao hơn rất nhiều số tiền bị phạt”, ThS Phạm Nguyên Thành, Đại học Nông lâm Huế cho biết.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Giàng A Chu còn chỉ ra một thực tế, việc thiếu cơ chế, chính sách thanh lý tài sản trên đất rừng đã khoán cũng khiến việc thu hồi đất để giao cho địa phương trở nên bế tắc. Cách thức thu hồi đất rừng đã giao khoán chưa phù hợp với lợi ích của các bên liên quan nên có tình trạng “thu hồi đất rồi vẫn không giao được cho ai”.
Hiện cả nước có 319 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp đã được sắp xếp lại, quản lý và sử dụng gần 2,8 triệu ha đất, trong đó có 116 đơn vị do Trung ương quản lý, 203 đơn vị do địa phương quản lý. Ông Phạm Quang Tú, Tổ chức Oxfarm chỉ ra, tiến trình rà soát, sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trương quốc doanh diễn ra chậm chạp và gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đang phổ biến dạng “thay vỏ” nghĩa là các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được việc đổi tên chứ chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp. |
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất nông lâm trường, các chuyên gia nhấn mạnh, các cấp chính quyền, các bên liên quan phải thực sự vào cuộc và cần có sự tham gia của cá nhân/tổ chức đóng vai trò hòa giải. “Đặc biệt cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, đối thoại với các bên”, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Vũ Long, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam cũng lưu ý, có những vùng do thiếu đất sản xuất nên bà con đồng bào dân tộc thiểu số mới lấn chiếm đất nông lâm trường nên cần phải thu hồi một phần diện tích đất của các nông lâm trường sau để giao cho người dân sản xuất. Cùng với đó, tăng cường sự giám sát của cộng đồng để tránh sử dụng không đúng mục đích.
Các chuyên gia cũng kiến nghị, cần có cơ chế để “bắt buộc” các nông lâm trường quốc doanh hợp tác với người dân và các bên liên quan tham gia rà soát, đánh giá đất đai trước khi xây đề án về đổi mới nông lâm trường, tránh tình trạng tự rà soát “tự soi gương”. Nhà nước cũng cần đầu tư kinh phí để thực hiện việc rà soát, đo đạc để thu hồi đất, tổ chức, hỗ trợ việc giao đất thực tế cho người dân, nhất là ở những địa phương còn khó khăn.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên