Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/09/2015 - 13:53
(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước, qua giám sát cho thấy, diện tích bị lấn chiếm, tranh chấp đất nông, lâm trường ở các địa phương lớn hơn rất nhiều so với báo cáo…
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước cho biết, hiện nhiều nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn tồn tại. Ảnh: Thảo Nguyên
Sáng 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014.
Chậm và kém hiệu quả
Báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước cho biết, giai đoạn 2004 - 2014, công tác quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực. Song, việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo Nghị quyết số 28-NQ/TW thực hiện chậm, chất lượng và hiệu quả đạt được thấp. Nhiều nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn tồn tại.
Số đơn vị thực hiện đúng các quy định về thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất rất ít. Mới có 112 nông, lâm trường đã thực hiện chuyển sang thuê đất, với diện tích 472.709ha.
“Điều này thể hiện việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách đất đai, chính sách tài chính đất đai và hoạt động của các cấp quản lý và doanh nghiệp nông, lâm nghiệp chưa nghiêm”, báo cáo giám sát chỉ ra.
Đáng chú ý, diện tích bị lấn chiếm, tranh chấp ở các địa phương lớn hơn rất nhiều so với báo cáo.
Ông K’sor Phước cho biết, từ báo cáo của Chính phủ cho thấy, hiện cả nước có 54 công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng đang vi phạm chính sách đất đai, trong đó diện tích có tranh chấp 18.315 ha; 76 đơn vị xảy ra tình trạng lấn chiếm, với diện tích 59.668 ha. NhGiai đoạn 2004 - 2014, tỉnh Bình Phước có đến 56.225,94 ha đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm, có đơn vị như Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù đăng gần như phần lớn diện tích được giao quản lý bị lấn chiếm với diện tích lên đến 26.362 ha, trong đó đất rừng phòng hộ 15.108,9 ha, đất rừng sản xuất 11.253,2 ha.
Tại tỉnh Đăk Lăk có 19.286 ha diện tích rừng bị tranh chấp, lấn chiếm chưa được giải quyết dứt điểm.
Tỉnh Gia Lai thì có trên 51 ngàn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân xen kẽ, lấn chiếm, tranh chấp trong các lâm trường. Tổng số vụ cháy rừng từ 2004 - 2014 là 33 vụ; phá rừng là 506 vụ; tổng diện tích rừng bị xâm hại là 745,67 ha...
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường ở các địa phương chậm. Còn 43,5% số đơn vị với 54,2% diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác bàn giao đất cho địa phương quản lý thực hiện cũng chậm, hiệu quả thấp. “Nhiều nông, lâm trường chủ yếu mới thực hiện việc bàn giao trên giấy tờ mà chưa hoàn thành việc bàn giao trên thực địa; việc thu hồi đất của các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại thực hiện còn chậm, dẫn đến tình trạng đất “vô chủ” kéo dài...” - ông K’sor Phước nêu.
Kiến nghị Thanh tra Chính phủ chủ trì thanh tra sử dụng đất tại các nông, lâm trường
Những cấp cập, yếu kém đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, đánh giá cụ thể và đề nghị cần thiết ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường để sớm khắc phục những bất cập, tồn tại, bảo đảm việc quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
Dự thảo Nghị quyết nêu: ”Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương trong hai năm 2015 - 2016 cho việc rà soát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp…để đến cuối năm 2015, cơ bản hoàn thành việc đo đạc, cắm mốc, xác định diện tích đất, trạng thái rừng trên bản đồ và ngoài thực địa”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lo ngại điều này là khó khả thi vì thời gian còn rất ít.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng chỉ ra rằng việc dự thảo Nghị quyết xác định: ”Đề ra giải pháp để đến hết năm 2015, xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, diện tích đang cho thuê, cho mượn tại các công ty nông, lâm nghiệp...” là quá khó, ít tính khả thi.
Cơ bản đồng tình với đánh giá của Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển kiến nghị, Quốc hội cần dành lượng kinh phí thỏa đáng để đo đạc, xác định lại đất đai của nông, lâm trường. Đồng thời cũng cần tổ chức lại mối quan hệ sản xuất đối với các nông, lâm trường.
“Chỉ khi nào giao đất giao rừng có chủ và gắn với trách nhiệm thì mới có thể thực hiện được các mụ tiêu phủ xanh đất trống, mang lại hiểu quả kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân”, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển chốt lại phần cho ý kiến.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình thêm nhiều vấn đề được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Theo Bộ trưởng, cần phải có mốc thời gian để dứt điểm, nếu không có Nghị quyết của Quốc hội thì chưa chắc 10 năm nữa cũng không dứt điểm được.
Bộ trưởng cũng cho hay sẽ kiến nghị Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì thanh tra, xử lý các vi phạm về sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường trọng điểm.
Trên cơ sở các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn giám sát sẽ tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014”, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh