Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/09/2013 - 10:20
(Thanh tra) - Chủ trương sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh là đúng đắn, nhưng thực tế, quá trình sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh chỉ mới ở mức độ “bình mới rượu cũ”…
Ông Phạm Đăng Hân, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Bình. Ảnh: Thảo Nguyên
>> Kỳ I: Mâu thuẫn, tranh chấp đất rừng… “nóng”
Bán rừng non… trả nợ
Ông Phạm Đăng Hân - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Công ty Yên Bình) cho biết: Khi chuyển từ mô hình lâm trường quốc doanh sang công ty TNHH một thành viên, vốn điều lệ của công ty là hơn 3,5 tỷ đồng, nhưng vốn thực tế để hoạt động là không có, trong khi còn phải "ôm" khoản nợ lên tới hơn 6 tỷ đồng. Bởi thế, công ty đã nhiều lần buộc phải khai thác rừng non 4 - 5 tuổi (chưa đến tuổi khai thác) với giá trị thấp, hoặc thế chấp cây trồng trước kỳ thu hoạch.
Theo tính toán của ông Hân, nếu khai thác rừng keo và bạch đàn từ 8 - 10 tuổi thì sản lượng sẽ đạt từ 100 - 150m3/ha, giá bán từ 70 - 100 triệu đồng. Còn khai thác ở thời điểm mới 4 - 6 tuổi thì sản lượng chỉ đạt 30 - 60%/ha và giá bán chỉ ở mức 15 - 30 triệu đồng.
“Từ năm 2004 trở lại đây, nhà nước không cho vay vốn, muốn duy trì hoạt động, công ty phải huy động toàn bộ vốn từ người dân và thậm chí từ chính cán bộ, công nhân viên công ty với hình thức vay lương của họ”, ông Hân nói.
Không chỉ “ôm” nợ, với 17 cán bộ, công nhân viên thuộc diện biên chế, từ năm 2010 đến nay, do không có vốn, số cán bộ khung chỉ còn 8 biên chế, cộng với các diện hợp đồng khác, công ty có 47 lao động, quản lý sử dụng gần 600ha diện tích đất rừng đang chờ đến tuổi khai thác.
Để tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng xóa nợ, ông Hân cho biết hiện công ty đang áp dụng 2 hình thức giao khoán trên cơ sở cả 2 bên đều có lợi, thậm chí tạo sự chủ động, tâm lý thoải mái cho người dân nhận khoán.
Đó là, khoán 50/50 trên cơ sở công ty hỗ trợ đất, giống, phân bón còn người nhận khoán chăm sóc và bảo vệ, hưởng lợi ích ngang nhau sau khi thu hoạch. Riêng đối với diện tích ở những khu vực khó khăn, công ty chỉ hưởng lợi 40%, còn lại 60% dành cho người nhận khoán. Hình thức thứ hai là giao khoán thẳng, công ty nhận về 20 - 25% và chỉ làm công tác tư vấn về giống, kỹ thuật và kiểm tra, còn lại khoán toàn bộ cho người nhận khoán. Với hình thức này, người nhận khoán phải đặt cọc một khoản nhất định với công ty để bảo đảm không bỏ đất và rừng giữa chừng. Đối tượng nhận khoán, ưu tiên công nhân công ty, sau đó mới tính đến phương án giao khoán cho người dân.
Trước đây, Lâm trường Yên Bình hoạt động theo vốn ngân sách nhà nước, được bao tiêu sản phẩm và quản lý 4.442ha. Năm 2006, sau khi sắp xếp lại nông, lâm trường quốc doanh, Công ty Yên Bình chốt sổ diện tích quản lý cuối cùng là 1.800ha. Nhưng đến nay, Công ty Yên Bình chỉ quản lý được hơn 600ha, diện tích còn lại người dân đang khai thác, sử dụng.
Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho rằng, Công ty Yên Bình không đủ sức quản lý, dẫn tới tình trạng dân lấn chiếm đất rừng sản xuất, nhất là khi phần lớn hộ dân trong xã chủ yếu sống dựa vào trồng rừng, còn diện tích đất nông nghiệp rất ít (chỉ có 66ha).
Ông Bùi Xuân Ứng, Trưởng thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng cho biết dân trên địa bàn mà không có rừng thì đói nặng. Trong vòng 2 năm trở lại đây, kinh tế rừng ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện rất nhiều.
Anh Nguyễn Cao Sơn, hộ dân có 3ha rừng trên địa bàn bày tỏ, hiện nay, bản thân mỗi người dân cũng được trang bị khá đủ các kiến thức kỹ thuật nên không gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng keo, bạch đàn, bồ đề... Nếu so sánh về năng suất, dân còn có thể làm tốt hơn các công nhân của công ty lâm nghiệp. “Chúng tôi mong muốn được giao đất giao rừng lâu dài và ổn định để yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế rừng nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung bền vững”.
Để giả quyết mối lo trên, đồng thời góp phần đẩy lùi tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất rừng, Giám đốc Công ty Yên Bình và Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đồng đều đề xuất cần phải quy hoạch lại lâm trường theo hướng quy hoạch vùng, làm rõ vùng thuộc dân cư, các loại đất xen kẽ khác và đất rừng để quản lý được đồng bộ và hiệu quả.
Ông Hân cho biết thêm, phần diện tích đất rừng tranh chấp, nếu để từng hộ quản lý phần diện tích được giao nhưng nhà nước thắt chắt cơ chế quản lý thì vừa bảo đảm lợi ích của các bên, vừa bảo vệ phát triển rừng bền vững.
Tính đến đầu năm 2012, vẫn còn khoảng 132 nghìn ha đất rừng thuộc quyền quản lý của các lâm trường quốc doanh nhưng vẫn chưa được sử dụng. Ðối với một số ít địa phương đã rà soát thì quá trình thu hồi đất đai diễn ra rất chậm. Ðến năm 2010, mới thu hồi và giao lại cho địa phương được 490 nghìn ha, năm 2011 tăng lên 702 nghìn ha (chiếm 63% diện tích dự kiến thu hồi), song chủ yếu vẫn mới chỉ thực hiện ở bước thống kê, phân loại trên sổ sách. |
Thảo Nguyên
Kỳ III: “Xẻ thịt” đất nông, lâm trường để bán và cho thuê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình