Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/09/2013 - 14:08
(Thanh tra) - Kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và các công ty được chuyển đổi từ các nông, lâm trường của 37 tỉnh, thành phố tại 73 đơn vị cho thấy, tình trạng tranh chấp, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng đất trái pháp luật diễn ra còn khá phổ biến và chưa được giải quyết.
Công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường không đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Ảnh: Thảo Nguyên
>> Kỳ II: Sau sắp xếp, lâm trường “ôm” nợ tiền tỷ
>> Kỳ I: Mâu thuẫn, tranh chấp đất rừng… “nóng”
Tùy tiện chuyển nhượng
Báo cáo tổng hợp của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, thời gian qua việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường trong cả nước có nhiều vi phạm.
Trong 73 nông trường, lâm trường và các công ty được chuyển đổi từ các nông trường, lâm trường được thanh tra thì có 23 đơn vị tự cho phép hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên đất lâm trường tự chuyển mục đích sang đất ở, xây dựng trụ sở, sản xuất kinh doanh với tổng diện tích hơn 1.068ha.
Về việc cho thuê lại, mượn quyền sử dụng đất, thanh tra đã phát hiện 20/73 nông, lâm trường đã cho thuê lại quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 16.847ha (trong đó có 9 đơn vị cho 9 tổ chức thuê gần 100 ha đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh; 10 đơn vị cho 548 hộ gia đình, cá nhân thuê, mượn đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp).
Tình trạng tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất trái pháp luật cũng diễn ra khá phổ biến. Qua thanh tra, đã phát hiện 41/73 đơn vị bị 4.521 hộ gia đình, cá nhân, 4 tổ chức thuộc 14 xã lấn chiếm hơn 8.445ha; có 3/73 nông, lâm trường lấn chiếm 27,96ha đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và địa phương.
Cùng với đó, có 13 đơn vị có tranh chấp về quyền sử dụng đất với 32 hộ gia đình, cá nhân và có 4 UBND cấp huyện giao trùng diện tích cho các hộ dân và 1 tổ chức, trên diện tích 1.160,05ha.
Thanh tra các tỉnh, thành phố cũng phát hiện 6/73 đơn vị đem thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng với diện tích gần 52.000ha; có 15/73 đơn vị liên doanh, liên kết trong việc sử dụng đất (trong đó 9 đơn vị liên kết với hơn 2.000 hộ gia đình, cá nhân sử dụng hơn 9.000ha đất vào mục đích nông nghiệp; 6 đơn vị liên doanh với 6 doanh nghiệp, tổ chức sử dụng gần 3.000ha đất vào sản xuất nông nghiệp và trồng rừng); có 1 đơn vị là Công ty Cổ phần Chè Hùng An (tỉnh Hà Giang) chuyển đổi 0,66ha cho 2 hộ dân và UBND xã để xây dựng nhà ở, trụ sở thôn trong khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Giao khoán đất trái luật
Nông trường Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ (Nông trường Việt - Mông) được tách ra từ Nông trường Ba Vì (Hà Nội) năm 1984. Năm 2006, Nông trường Việt - Mông chuyển thành Công ty Cổ phần Giống gia súc Việt - Mông theo phương thức bán toàn bộ phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, nông trường quản lý, sử dụng hơn 1.116ha, trong đó để lại cho công ty sử dụng 29,86ha; diện tích bàn giao cho địa phương hơn 1.086ha.
Điều đáng nói, tình hình giao khoán đất tại Nông trường Việt - Mông có nhiều vi phạm trong suốt một thời gian dài nhưng không được xử lý trước khi thực hiện phương án cổ phần hóa.
Kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ, nông trường đã ký hợp đồng với các hộ dân, ngoài diện tích giao khoán đất nông nghiệp, mỗi hộ còn được giao 300m2 đất ở và giao khoán đất trồng cây hàng năm thời hạn 50 năm không đúng quy định.
Nông trường này còn ký 8 hợp đồng khoán ao, hồ cho các hộ nông trường viên, với diện tích 48,963ha, trong đó có 3 hợp đồng giao khoán 30 năm; ký 15 hợp đồng khoán đất cho 15 hộ nông trường viên để xây ki-ốt bán hàng trên đất nông nghiệp, diện tích 2.003m2, thời hạn khoán 30 năm; ký 4 quyết định giao đất và 3 hợp đồng giao khoán đất cho 7 tổ chức, với tổng diện tích 8,016ha để xây dựng nhà nghỉ cho cán bộ, công nhân viên và trồng cây ăn quả, thời hạn giao khoán đất 50 năm là không đúng thẩm quyền, vi phạm Luật Đất đai năm 1993 và không đúng Nghị định 01 của Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ rõ, trong tổng số 1.040 hợp đồng khoán có 565 hợp đồng nông trường ký sau khi đã có Quyết định 535 ngày 4/3/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép tiến hành cổ phần hóa. Thực chất việc này là hợp thức hóa giấy tờ hợp đồng khoán trước khi có quyết định cổ phần hóa.
Ngoài 1.040 hợp đồng khoán nói trên, nông trường còn lập 690 sổ khoán cho các hộ nhận khoán, với tổng diện tích 324,88ha, trong đó có 20,25ha đất ở. Hiện nay, các hộ đã xây dựng nhà ở. Đây là việc làm không đúng thẩm quyền, vi phạm khoản 3, Điều 23 Luật Đất đai năm 1993.
Từ năm 1999 - 2003, Nông trường Việt - Mông thanh lý tài sản cho 7 hộ với diện tích 7.991m2 đất và thực hiện giao khoán đất cho các hộ được thanh lý tài sản. Hiện, các hộ đã tự ý xây dựng nhà ở trên đất nhận khoán.
Rà soát đất đai chủ yếu trên sổ sách
Theo Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân để xảy ra các sai phạm trên là do việc giao đất cho các nông, lâm trường không cụ thể, chủ yếu giao trên giấy tờ, bản đồ tỷ lệ nhỏ có độ chính xác thấp. Nhất là, phần lớn các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và các nông, lâm trường thực hiện việc rà soát đất đai để sắp xếp, đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW chủ yếu rà soát trên sổ sách là chính mà chưa thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục đã được hướng dẫn.
Hơn nữa, việc quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường và các công ty chuyển đổi từ các nông, lâm trường từ sau chuyển đổi còn lỏng lẻo; nhiều địa phương thì chưa quan tâm, thậm chí còn có biểu hiện buông lỏng việc quản lý đất đai tại khu vực nông, lâm trường.
Để giải quyết những bất cập trên, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần kiểm tra lại việc thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất, xây dựng qui hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các nông, lâm trường; đơn vị nào chưa thực hiện đúng thì có biện pháp yêu cầu chỉnh sửa, bảo đảm đúng quy định.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị thực hiện thống nhất một cơ chế cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với khu vực nông, lâm trường để phù hợp với thực tế. Giá cho thuê đất đối với khu vực xác định cho phù hợp với từng vùng, phù hợp với từng loại cây trồng và đặc thù của mục đích sử dụng đất.
Riêng đất quy hoạch sử dụng cho mục đích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vùng bảo vệ sinh thái thì thống nhất chuyển giao cho các ban quản lý rừng và chỉ thực hiện cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất để bảo đảm cho việc bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình