Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 04/12/2016 - 16:08
(Thanh tra) - Ngày 2/12, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tư vấn liên ngành về tái thiết lập, củng cố chương trình phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt và triển khai quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến phát biểu tại Hội thảo
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, năm 1993, có tới 94% dân số nước ta nằm trong vùng thiếu i-ốt, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em từ 8 - 12 tuổi là 22,4%. Vì thế, từ năm 1994, Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt đã được triển khai thực hiện. Đến năm 2005, nước ta đã trở thành một trong những nước đi đầu trong công cuộc loại trừ tình trạng rối loạn do thiếu hụt i-ốt với hơn 90% hộ gia đình đã được sử dụng muối i-ốt đầy đủ trong giai đoạn 2005 - 2006; tỷ lệ mắc mới bướu cổ ở trẻ em trong độ tuổi đi học thấp hơn ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới 5%.
Tuy nhiên, những kết quả này đã không được duy trì kể từ khi Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt ra khỏi Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế vào năm 2005. Tình trạng báo động về thiếu hụt iốt đã quay trở lại ở nước ta; trong đó, điều đáng lo ngại là kết quả điều tra trẻ em 8 - 10 tuổi toàn quốc năm 2014 đã cho thấy tỷ lệ bướu cổ đối với trẻ em độ tuổi này đã lên tới 9,8%; mức i-ốt niệu trung vị của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm còn 7,5mcg/dl, mức cảnh báo nguy cơ phát triển không đầy đủ của trẻ sơ sinh.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, trước tình hình thực tiễn về tình trạng thiếu i-ốt, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan đã rà soát, đánh giá thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này và đề xuất các giải pháp bền vững về chính sách, pháp luật để bảo đảm muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt.
Cùng với sự ra đời của Nghị định 09/2016/ND-CP, các Bộ, ngành mà chủ yếu là Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đổi mới, điều chỉnh các giải pháp để đảm bảo thực thi đúng quy định của Nghị định 09. Để củng cố lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt và đảm bảo thực thi quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt.
Toàn cảnh Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đề nghị cấp thiết tái thiết lập Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt, bên cạnh đó điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với quy định của Nghị định 09 theo hướng có sự tham gia, phối hợp liên ngành. Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu và ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt tới các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các bên liên quan.
Ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu i-ốt có thể dẫn tới thai lưu, sảy thai và bướu cổ; góp phần gây ra nhận thức kém, học tập khó khăn và chậm phát triển tâm thần nghiêm trọng ở trẻ em. Đủ i-ốt là nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của thế hệ tiếp theo. Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chấm dứt tình trạng thiếu iốt là cung cấp đủ lượng muối i-ốt cho cơ thể.
Cũng theo ông Jesper Moller, Việt Nam đang ở trong tình trạng đáng lo ngại vì các rối loạn do thiếu i-ốt có thể sẽ quay lại. Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi việc tiêu thụ muối i-ốt đã giảm ở mức báo động. UNICEF sẽ Cần có các hành động dự phòng được thực hiện kịp thời, nếu không các rối loạn do thiếu i-ốt có thể xảy ra, đặc biệt là ở các khu vực có nguy cơ cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế và các Bộ liên quan khác để giải quyết thách thức này.
Theo Bộ Y tế, bên cạnh việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về KIO3 và muối i-ốt, cần phải quy hoạch, phát triển có trọng tâm trọng điểm những nhà cung cấp muối KIO3, nhà máy muối đảm bảo chất lượng trong giai đoạn trước mắt để tăng cường đáp ứng đủ KIO3 và muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả, bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i ốt từ nhà máy tới hộ gia đình; tác động của muối i-ốt tới sức khoẻ con người…
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền