Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhập nhèm tài chính

Thứ hai, 20/02/2012 - 12:53

(Thanh tra) - Ngoài việc bị các cổ đông khiếu nại về việc chọn người đại diện phần vốn Nhà nước không đúng quy định, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), còn vi phạm nhiều quy định về quản lý sử dụng nguồn vốn, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

Một trong nhiều vị trí kinh doanh đắc địa của SATRA

>> Bất thường về chọn người đại diện vốn Nhà nước tại CISTRA: Câu trả lời thuộc về lãnh đạo SATRA

Đem trái phiếu gửi ngân hàng


Năm 2007, lấy lý do cần vốn để đầu tư các dự án lớn, Ban Tổng Giám đốc SATRA đã xây dựng phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và đã được Hội đồng Quản trị SATRA thông qua tại Nghị quyết số 1540/NQH HĐQT 74 - TCT ngày 15/10/2007.

Theo đó, tổng khối lượng trái phiếu phát hành là 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu 5 năm, lãi suất 9,6% năm; mục đích sử dụng vốn là đầu tư các dự án của SATRA, đầu tư dự án liên doanh liên kết và đầu tư tài chính.

Ngày 21/12/2007, SATRA đã tổ chức phát hành trái phiếu. Sau đó, SATRA đã sử dụng số trái phiếu này để đầu tư vào các mục đích khác nhau như: Hợp tác đầu tư tài chính với số vốn hơn 789 tỷ đồng; khoản đầu tư này đến 31/12/2010 đã thu hồi 450 tỷ đồng được gửi ngân hàng có kỳ hạn, số còn dư chưa thu hồi là hơn 339 tỷ đồng; Hỗ trợ vốn các công ty thành viên 28,1 tỷ đồng, đến 31/12/2010 đã thu hồi và gửi ngân hàng có kỳ hạn; Sử dụng làm vốn kinh doanh 127,8 tỷ đồng; đến 31/12/2010 chưa sử dụng và được gửi ngân hàng có kỳ hạn; riêng số vốn gửi ngân hàng có kỳ hạn 54,67 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2010 tăng lên hơn 660 tỷ đồng.

Theo nhận định của Thanh tra Bộ Tài chính, việc sử dụng vốn trái phiếu của SATRA đã không thực hiện đúng mục đích của phương án phát hành trái phiếu đã được UBND TP. Hồ Chí Minh và Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án phát hành trái phiếu với mục đích là đầu tư các dự án của, đầu tư dự án liên doanh liên kết và đầu tư tài chính nhưng thực tế SATRA  đã sử dụng vốn phát hành trái phiếu để gửi ngân hàng có kỳ hạn, với số vốn gửi ngân hàng năm 2008 là 34,7 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 là 660,57 tỷ đồng.

Thất thoát vốn đầu tư

Việc đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán trước thời điểm 25/3/2009 được thực hiện theo Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 03/12/2004, trong đó không hạn chế số đơn vị trong một lĩnh vực. Sau đó Chính phủ có Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 05/2/2009, quy định mỗi lĩnh vực không được đầu tư quá một đơn vị.

“Liên quan đến việc chọn ông Lê Anh Nhân là đại diện phần vốn Nhà nước tại Cty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại thành phố (CISTRA), Ban Tổng Giám đốc SATRA vẫn im lặng trước những kiến nghị của cổ đông và phản ánh của báo chí. Đây là cách hành xử không minh bạch của lãnh đạo SATRA.”

Thực tế từ năm 2008 trở về trước SATRA đã đầu tư vào 9 đơn vị thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán với số vốn hơn 671 tỷ đồng. Năm 2010, SATRA đã bán số vốn đầu tư vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư hơn 107 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 3/2011, số vốn đầu tư của SATRA còn tại 8 đơn vị thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là hơn 546 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng có 6 đơn vị với số vốn hơn 490 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 8 đơn vị mà SATRA đã đầu tư vốn như trên thì có 4 đơn vị bảo toàn được vốn đầu tư là hơn 177 tỷ đồng. Còn lại 4 đơn vị đầu tư với số vốn hơn 369 tỷ đồng thì SATRA không bảo toàn được vốn đầu tư, với số vốn tổn thất hơn  174 tỷ đồng.

Nếu thực hiện Nghị định số 09/NĐ-CP thì SATRA phải điều chỉnh, thu hồi vốn đầu tư tại 5 đơn vị. Nhưng SATRA chưa thực hiện được. Việc này chưa thực hiện đúng quy định tại điểm 3, điểm 6, Điều 12, Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ là: Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty Nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp. Các công ty Nhà nước có mức vốn đầu tư ra ngoài vượt quá mức quy định … thì trong thời gian 2 năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực phải thực hiện điều chỉnh lại mức đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Tài chính cũng phát hiện những sai phạm trong việc SATRA đầu tư mua cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) theo hợp đồng ủy thác với Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Thành Việt (Cty Thành Việt).

Cụ thể, ngày 23/01/2008, SATRA ký hợp đồng số 03/HĐUT với Cty Thành Việt với nội dung ủy thác cho Cty Thành Việt đầu tư cổ phần của VCB. Thực chất là mua gom cổ phiếu VCB và chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần về SATRA. Với số lượng 481.095 cổ phiếu, đơn giá 103.000 đồng/cổ phiếu, giá trị hợp đồng này là hơn 49 tỷ đồng.

Ngay trong ngày ký hợp đồng, SATRA đã chuyển hơn 49 tỷ đồng vào tài khoản của Cty Thành Việt. Đến thời điểm Thanh tra Bộ Tài chính vào cuộc (tháng 7/2011), SATRA mới nhận được 266.095 cổ phiếu VCB tương đương hơn 27,4 tỷ đồng, số vốn chưa thu hồi là hơn 22,1 tỷ đồng (tương đương với 215.000 cổ phiếu).

Việc đầu tư này của SATRA còn sơ hở, thiếu chặt chẽ khi ký hợp đồng uỷ thác với Cty Thành Việt nhưng không biết cụ thể danh sách 44 nhà đầu tư kèm theo hợp đồng. Ngày 08/12/2010, SATRA đã khởi kiện Cty Thành Việt ra TAND quận 3 để đòi nợ, nhưng hiện nay vẫn chưa xử lý xong.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục phản ánh trên các số báo tới về sai phạm của SATRA trong việc đầu tư ra ngoài ngành vượt quá vốn điều lệ.


Giáng Thăng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm