Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thành khối lượng lớn công việc

Chủ nhật, 04/05/2014 - 08:05

(Thanh tra)- Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, dự án (D.A) thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phát huy hiệu quả đáng kể trong công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS cũng như tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và tham gia của các tổ chức xã hội (TCXH) trong đối phó với dịch HIV/AIDS…

Tọa đàm giữa TCXH và đại diện các cơ quan phòng chống AIDS và Bộ LĐ-TB&XH

Tại vòng tài trợ 9 của Quỹ Toàn cầu (QTC) phòng, chống AIDS, lao và sốt rét, D.A Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam được đánh giá cao và được QTC chấp thuận. D.A được triển khai từ năm 2011 - 2015 cho 2 cấu phần: Cấu phần 1 do các cơ quan của Chính phủ thực hiện, cấu phần 2 do các TCXH và cộng đồng thực hiện. VUSTA đã được Ban Điều phối Quốc gia QTC (CCM) Việt Nam chấp nhận là cơ quan đại diện cho các TCXH Việt Nam tham gia xây dựng đề xuất trình QTC và là cơ quan tiếp nhận tài trợ phụ của cấu phần Chính phủ mà Bộ Y tế là đơn vị nhận viện trợ chính trong giai đoạn 2011 - 2012. Sau 2 năm thực hiện, khi QTC đánh giá lại nếu thấy đảm bảo có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thì VUSTA sẽ trở thành đơn vị tiếp nhận viện trợ chính và tách ra khỏi D.A do Bộ Y tế quản lý. Ngày 28 và 29/6/2011, Ban Quản lý (BQL) D.A Thành phần VUSTA đã chính thức khởi động D.A thông qua “Hội thảo khởi động D.A thành phần VUSTA - D.A QTC phòng, chống HIV/AIDS”. 

Ngay từ những ngày đầu tiên, D.A thành phần VUSTA đã xây dựng những kế hoạch, giải pháp cụ thể: 

Cung cấp dịch vụ dự phòng HIV cho các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao, bao gồm người sử dụng ma túy (IDU), người hành nghề mại dâm (SW), nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM), bạn tình chính (PSP) của người sử dụng ma túy và bạn tình âm tính của người có HIV (NCH)... 

Cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ bao gồm cung cấp thông tin và hướng dẫn bảo vệ sức khỏe và chăm sóc tại nhà các vấn đề sức khỏe thường gặp, hướng dẫn tiếp cận điều trị, hỗ trợ tuân thủ điều trị, hỗ trợ sinh kế, giảm kỳ thị và khuyến khích lối sống tích cực cho NCH cũng như trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV (OVC). 

Tăng cường sự tham gia của các TCXH và cộng đồng vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, các nhà tài trợ, người dân, cũng như chính các TCXH và cộng đồng về vai trò của các tổ chức này trong hoạt động phòng, chống AIDS ở Việt Nam. 

Củng cố và nâng cao năng lực cho các TCXH hoạt động trong lĩnh vực HIV thông qua các hoạt động củng cố năng lực về tổ chức và kỹ thuật của các tổ chức này và các hoạt động vận động chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong lĩnh vực HIV/AIDS.

Với những nội dung cơ bản đó D.A Thành phần VUSTA đã tập trung đi sâu vào 4 mục tiêu chính:

Cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV và OVC tại cộng đồng bao gồm: Hỗ trợ tiếp cận và tuân thủ điều trị, hỗ trợ sinh kế, giáo dục, giảm kỳ thị và khuyến khích sống tích cực ở 6 tỉnh.

Cung cấp các dịch vụ giảm tác hại nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người IDU và phụ nữ bán dâm ở hai tỉnh, trong nhóm MSM, bạn tình của IDU và bạn tình của người nhiễm HIV ở 10 tỉnh. 

Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và tham gia của TCXH trong đối phó với dịch HIV/AIDS. 

Tăng cường năng lực cho các TCXH và cộng đồng nhằm tối đa hóa những đóng góp của các tổ chức này trong việc đối phó với dịch HIV/AIDS thông qua tăng cường năng lực kỹ thuật và năng lực thể chế của các tổ chức này.

Đối tượng thụ hưởng trực tiếp tại 10 tỉnh, TP D.A (Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long) bao gồm: Người nhiễm HIV/AIDS và thành viên trong gia đình họ; người có hành vi nguy cơ cao hoặc người dễ bị tổn thương bao gồm: Người sử dụng ma túy, phụ nữ bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng tính nam, bạn tình âm tính của NCH và người sử dụng ma túy; trẻ em mồ côi, trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và thành viên trong gia đình; các nhóm dựa vào cộng đồng; cơ quan phòng, chống AIDS cấp huyện và cấp tỉnh ở các huyện được lựa chọn trong các tỉnh D.A.

Trong thời gian qua các hoạt động của D.A đã góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV và hướng tới mục tiêu 3 không vào năm 2015 là không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

Trong năm 2013, D.A đã đạt được một số kết quả nổi bật sau đây:

Thứ nhất: D.A đã thiết lập và củng cố hệ thống các tổ chức dựa vào cộng đồng. D.A đã hỗ trợ thành lập và phát triển 75 nhóm tự lực của NCH, MSM, PSP, IDU, FSW tại 10 tỉnh, TP D.A. Đồng thời, cũng hỗ trợ xây dựng sự kết nối ngang, dọc giữa các tổ chức cộng đồng để chia sẻ kết quả, kinh nghiệm về hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống AIDS; và giữa các tổ chức cộng đồng với các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương nhằm tăng cường kết nối giữa các TCXH với cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều nhóm cộng đồng (CBO) do D.A hỗ trợ trở thành thành viên của các mạng lưới quốc gia và Diễn đàn Xã hội Dân sự hợp tác phòng, chống AIDS, qua đó có thêm cơ hội để gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ các kết quả, kinh nghiệm về hoạt động, phát triển tổ chức, huy động nguồn lực, xác định các vấn đề ưu tiên trong can thiệp HIV/AIDS với từng nhóm cộng đồng và thảo luận các chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả và bền vững của chương trình.

Thứ hai: D.A đã tăng cường năng lực cho các TCXH dân sự. Trong giai đoạn 2012 - 2013, các tổ chức tham gia D.A đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu cam kết với QTC, tiếp cận và cung cấp dịch vụ dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ cao (MSM, IDU, FSW, PSP) và chăm sóc, hỗ trợ cho NCH và trẻ OVC (kết quả thực hiện chỉ tiêu hàng năm thể hiện trong báo cáo năm). D.A đã phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ trong nước hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các CBO về dự phòng, chăm sóc hỗ trợ, giảm kỳ thị phân biệt đối xử và xây dựng phát triển tổ chức thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, cầm tay chỉ việc, chia sẻ kinh nghiệm, giám sát... Số khóa tập huấn thực hiện được trong năm 2012 và 2013 đã được thực hiện so với kế hoạch là 117/145 và 71/74.

Thứ ba: D.A đã nâng cao vị thế, vai trò của các TCXH dân sự và tăng cường sự tham gia của các tổ chức này trong phòng, chống HIV/AIDS. Sự tham gia và vai trò của các TCXH dân sự đã được các cơ quan Chính phủ ghi nhận: Trong 2 năm (2012 và 2013) đã tổ chức thành công Hội nghị “Huy động sự tham gia của các TCXH trong phòng, chống HIV/AIDS” (tháng 5/2012 và tháng 9/2013); phối hợp với VACC tổ chức hội thảo với các bộ, ban, ngành về việc triển khai Chiến lược Quốc gia và hỗ trợ các TCXH trong phòng, chống HIV/AIDS (tháng 6/2012); hỗ trợ tổ chức gặp mặt thường niên của Diễn đàn Xã hội dân sự hợp tác phòng, chống HIV/AIDS - VCSPA (2013), thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều đại biểu đến từ các TCXH, các bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế, và nhiều phóng viên báo chí đến dự và đưa tin.

Đặc biệt, khi đến dự Hội thảo “Tăng cường sự tham gia và hiệu quả hoạt động của các TCXH trong thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đã đánh giá cao sự tham gia và đóng góp có hiệu quả của các TCXH, khẳng định sự quan tâm và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của Chính phủ đối với các TCXH tham gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy và mại dâm.

Bên cạnh đó, D.A đã tổ chức các hội thảo, hội nghị để tạo điều kiện cho các TCXH tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chiến lược quốc gia, báo cáo quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS như: Các hội thảo góp ý, hoàn thiện cho Dự thảo (lần 4) Chiến lược Tăng cường sự tham gia của các TCXH trong phòng, chống HIV/AIDS (2012); tham gia xây dựng Báo cáo của Chính phủ Việt Nam cho Liên hiệp quốc (2012); lấy ý kiến của các tổ chức phi Chính phủ và mạng lưới quốc gia của NCH và các nhóm nguy cơ cao góp ý cho Báo cáo giữa kỳ về tiến độ thực hiện “10 mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS” tại Việt Nam - Tuyên bố chính trị về HIV/AIDS (2013); Hội thảo vệ tinh “Thảo luận các khuyến nghị và chính sách cho sự tham gia của các TCXH trong phòng, chống HIV/AIDS” và gian hàng triển lãm trong khuôn khổ Hội nghị Khoa học quốc gia về HIV/HAIDS (12/2013).

Để hoàn thành những nhiệm vụ này, D.A có những đề xuất, kiến nghị như sau:

Thứ nhất, khuyến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các TCXH tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS như:

a) Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động của TCXH.

b) Tạo cơ chế bình đẳng cho TCXH tham gia cung cấp dịch vụ xã hội.

c) Tăng cường kết nối và phối hợp thực hiện hoạt động phòng, chống HIV-AIDS của các TCXH.

d) Chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các TCXH.

e) Phối hợp với các TCXH trong công tác vận động chính sách góp phần tạo môi trường thuận lợi và tăng cường sự tham gia của các TCXH.

Thứ hai, khuyến nghị nhằm huy động nguồn lực cho các TCXH, cụ thể gồm:

a) Dành kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho TCXH hoạt động trong phòng, chống HIV/AIDS khi nguồn hỗ trợ quốc tế giảm dần.

b) Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các hoạt động dịch vụ vì lợi ích công.

Tăng cường kết nối TCXH với các nhà tài trợ trong và ngoài nước


PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm