Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/03/2017 - 11:01
(Thanh tra) - Ngày 6/3, tại TP Hồ Chí Minh, đoàn giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011 - 2016 khu vực các tỉnh phía Nam.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Cảnh Nhật
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, ATTP là một vấn đề được Quốc hội và cử tri quan tâm. Thực thi chính sách pháp luật về ATTP là hướng đến mục tiêu bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; bảo đảm cho sức khoẻ, thể chất và tầm vóc người Việt Nam và bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư, khách du lịch.
Trong thời gian qua, công tác quản lý ATTP có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Mỗi năm, cả nước sử dụng trên 110 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật; kháng sinh cho chăn nuôi, thuỷ sản, hoóc môn tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi còn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, việc giết mổ nhỏ lẻ còn phổ biến ở các địa phương. Kết quả giám sát cho thấy, nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát chặt chẽ và quản lý thị trường phân phối sản phẩm thực phẩm còn rất nhiều bất cập. Ngoài ra, số lượng vụ ngộ độc ở nhiều tỉnh còn lớn, việc xử lý vi phạm pháp luật còn chưa nghiêm, mức xử phạt còn chưa đủ sức răn đe.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, tồn tại nằm ở việc có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhưng lại thiếu hướng dẫn thực hiện như: Hướng dẫn quản lý thực phẩm quy mô nhỏ, lẻ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành chưa kịp thời; phân công nhiệm vụ trong một số lĩnh vực còn chồng chéo. Trong triển khai hoạt động của doanh nghiêp còn những vấn đề cản trở về thủ tục hành chính, chưa khuyến khích doanh nghiêp tham gia đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị…
Liên quan đến những quy định cụ thể về truy xuất nguồn gốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng, không truy xuất được nguồn gốc thì rất khó quản lý, xử phạt vi phạm và nguy cơ không biết hàng hóa, thực phẩm đang trôi nổi ở đâu trên thị trường là hiện hữu. Bên cạnh đó, việc phân công nhiệm vụ quản lý cho cả 3 bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công thương hiện nay gây khó cho doanh nghiệp.
Theo ông Cường, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách về kiểm tra, quản lý về ATTP. Đây cũng là mô hình mà TP Hồ Chí Minh và nhiều nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Bộ đang đề xuất sửa đổi Luật ATTP theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm, thực phẩm. Xem xét bỏ quy định đăng ký bản công bố hợp quy với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đây là biện pháp “tiền kiểm” thực chất ít hiệu quả, gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp, cần chuyển sang áp dụng phương pháp “hậu kiểm”.
Bên cạnh đó, sẽ quy định rõ hơn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND các cấp theo hướng tăng trách nhiệm. Đồng thời, giao quyền chủ động hơn trong thiết kế, tổ chức, bộ máy, nguồn lực.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu cho biết, công tác thực thi chính sách pháp luật về ATTP trên địa bàn TP giai đoạn 2011 - 2016 đã đạt được kết quả tích cực. TP đã lập hơn 2.000 đoàn thanh tra hơn 283 nghìn cơ sở thực phẩm, phát hiện hơn 73,5 nghìn cơ sở vi phạm. Trong đó có hơn 33 nghìn cơ sở bị xử phạt với số tiền lên tới hơn 110 tỷ đồng, đồng thời tịch thu tiêu hủy hơn 23 nghìn tấn thực phẩm không đảm bảo ATTP.
Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh vẫn còn một số khó khăn vướng mắc như: Kinh phí đầu tư cho hoạt động đảm bảo ATTP còn thấp; nhân sự còn thiếu; điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất còn hạn chế…
Từ thực tế này, bà Thu đề nghị, cần đánh giá lại Luật ATTP sau 5 năm thực hiện; tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 34 của Quốc hội. Đặc biệt, là bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm ATTP đáp ứng yêu cầu. Các bộ, ngành cũng cần tập trung làm tốt các nội dung thuộc lĩnh vực mình phụ trách; điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền… để công tác ATTP được thực thi một cách thuận lợi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị các chuyên gia, các đại biểu, doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo địa phương cần làm rõ một số nội dung thực trạng ATTP. Đặc biệt là các giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung để quản lý ATTP chặt chẽ trong thời gian tới.
Cảnh Nhật
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền