Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

An toàn thực phẩm: 5 năm, chỉ khởi tố hình sự được 1 vụ

Thứ sáu, 03/03/2017 - 19:00

(Thanh tra) - 5 năm qua, cả nước đã tiến hành kiểm tra về an toàn thực phẩm hơn 3,3 triệu cơ sở, phát hiện hơn 670 nghìn cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính hơn 136 nghìn cơ sở. Cơ quan điều tra các cấp cũng chỉ khởi tố hình sự được 1 vụ, 3 bị can…

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu kết luận phiên họp

Ngày 3/3, Đoàn giám sát của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 2 để nghe Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan dự phiên họp.

Kiểm tra hơn 3,3 triệu cơ sở, xử phạt được 136 nghìn cơ sở

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2011 - 2016, đã hình thành được hệ thống pháp luật đồng bộ để phục vụ cho công tác quản lý về an toàn thực phẩm.

Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được đẩy mạnh. Riêng trong năm 2015 - 2016, số cơ sở bị xử lý tăng từ 17,6% (2015) lên 23,4% (2016), tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 50,5% (2015) lên 67% (2016); số tiền phạt trung bình một cơ sở tăng từ 3,59 triệu đồng (2015) lên 3,73 triệu đồng (2016), cao hơn nhiều so với các năm trước…

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ và ý kiến của các thành viên đoàn giám sát tại phiên họp chỉ ra, ở nhiều địa phương, dù tổ chức kiểm tra nhiều nhưng xử lý đạt thấp, kỷ luật không nghiêm, còn đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ, ngành.

Toàn cảnh phiên họp

5 năm qua, cả nước đã tiến hành kiểm tra hơn 3,3 triệu cơ sở, phát hiện hơn 670 nghìn cơ sở vi phạm và mới có hơn 136 nghìn cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính, chiếm khoảng 20%.

Công tác điều tra, xử lý hình sự về an toàn thực phẩm hiệu quả chưa cao. Theo thống kê, 5 năm qua, cơ quan điều tra các cấp chỉ khởi tố hình sự được 1 vụ, 3 bị can về tội vi phạm các quy dịnh vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở nhiều địa phương còn hình thức...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến lưu ý, công tác quản lý vật tư nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, kháng sinh còn nhiều bất cập.

Tình hình thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc vô cùng phức tạp. Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm còn nhiều trong khi việc xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe.

Cần quy rõ trách nhiệm, tránh giải pháp chung chung

Các thành viên Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ làm rõ nhiều nội dung như đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm ở nước ta, nguyên nhân của thực trạng trên, trách nhiệm thuộc về ai và đề xuất những giải pháp cụ thể.

Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền các địa phương, nhất là cấp xã, phường.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý an toàn thực phẩm là do khâu thực hiện và thanh tra, kiểm tra

“Để quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng biên chế không phải là giải pháp hay, cái chính là sắp xếp lại nguồn nhân lực tại các tuyến huyện, xã, phường, trong đó xã hội hóa vẫn là điều cần nhắc đến”, bà Minh nhấn mạnh.

Giải trình, làm rõ hơn nội dung Đoàn giám sát quan tâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý an toàn thực phẩm vừa qua không phải do những hạn chế của hệ thống pháp luật mà do khâu tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra hạn chế.

Việc cần làm là phát huy mạnh mẽ trách nhiệm của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tạo sự chuyển biến vững chắc tới từng người dân.

Theo Phó Thủ tướng, cần có hệ thống đánh giá rủi ro, trong đó đặc biệt lưu ý ngoài phòng thí nghiệm cố định, cần có nhiều hơn các phòng thí nghiệm lưu động để xét nghiệm nhanh. Chuyển từ chỗ coi đây là việc thuần túy của Nhà nước sang là việc nội bộ của từng ngành sản xuất, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp sản xuất...

Kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh lại, công tác quản lý an toàn thực phẩm có nhiều tiến bộ, cố gắng, song vẫn chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý điều hành còn có sự buông lỏng dẫn đến hiệu lực hiệu quả chưa cao, càng đi sâu xuống cơ sở thì vấn đề nhận trách nhiệm giảm dần, việc phát hiện và xử lý vi phạm chưa đúng với quy mô tính chất vi phạm…

Theo ông Phùng Quốc HIển, Chính phủ cùng các bộ, ngành, UBND các cấp dựa trên ba nhóm nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế hiện nay (thể chế, ý thức trách nhiệm và nguồn lực thực hiện) để xác định giải pháp khắc phục cụ thể, có tính khả thi cao, tránh chung chung.

 Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm