Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 03/12/2014 - 09:18
(Thanh tra) - “Quyền im lặng đâu chỉ để bảo vệ bị can, bị cáo. Làm thế nào để hệ thống tư pháp này xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan thì đó là công lý. Chúng ta đảm bảo không xử oan cho một cá nhân là bảo vệ công lý của một quốc gia”.
Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ. Ảnh: Thảo Nguyên
Đó là khẳng định của Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ với phóng viên Báo Thanh tra về việc có nên quy định “quyền im lặng” trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).
+ Nên hay không nên luật hóa “quyền im lặng” trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của ông về vấn đề nay như thế nào?
- Pháp luật Việt Nam chưa trực tiếp qui định “quyền im lặng” của người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo. Nhưng những yếu tố thuộc về nội dung của quyền này đã được thể hiện ở chỗ này, chỗ kia, đặc biệt trong Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Ở đây, quy định “quyền im lặng” phải cụ thể 3 nội dung. Đó là, người bị buộc tội có quyền im lặng không khai báo; người phạm tội có quyền có luật sư khi khai báo, cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải có trách nhiệm, nhiệm vụ giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền không khai báo. Cuối cùng nếu vi pham những quy định trên thì những lời khai nhận của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được coi là chứng cứ.
Tôi cho rằng, tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, tùy theo tổ chức hệ thống tư pháp, tùy theo hệ thống luật sư, hình thức pháp luật để luật hóa “quyền im lặng” ở mức độ nào đó. Nhưng phải thể hiện được không làm oan người vô tội, không ngăn cản quá trình đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm cân bằng chống oan và bỏ lọt tội phạm. Bởi đấu tranh phòng, chống tội phạm là vì lợi ích của cộng đồng.
+ Có ý kiến cho rằng, nếu quy định “quyền im lặng” chỉ bảo vệ quyền lợi cho thiểu số, nhưng có thể ảnh hưởng đến lợi ích, an nguy của cả cộng đồng?
- Không phải chúng ta bảo vệ cho một vài cá nhân. Một xã hội, một hệ thống tư pháp của một quốc gia, một Nhà nước pháp quyền, vấn đề bảo vệ quyền con người được đặt lên rất cao như Hiến pháp của chúng ta đã quy định thì không xét xử oan người vô tội là vấn đề xã hội, là lợi ích cộng đồng.
Tôi nhấn mạnh, quy định “quyền im lặng” đâu chỉ để bảo vệ cho người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo. Làm thế nào để hệ thống tư pháp này xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan thì đó là công lý. Chúng ta đảm bảo không xử oan sai cho một cá nhân là bảo vệ công lý của một quốc gia.
+ Vậy với hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam, “quyền im lặng” cần được quy định như thế nào trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)?
- Chúng ta quy định “quyền im lặng” là để bảo vệ người có khả năng bị oan. Tức là, chặn việc cơ quan tiến hành tố tụng không có chứng cứ nào cả mà bằng cách truy xét để có lời nhận tội vì những trường hợp này dễ bị oan hay không lấy lời nhận tội làm chứng cứ duy nhất, mà lời nhân tội chỉ là chứng cứ khi phù hợp với chứng cứ khác.
Khi sửa đổi Bộ Luật Tố tụng hình sự chúng ta phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhấn vào việc người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không khai báo, quyền có luật sư hỗ trợ; bị can, bị cáo được thực hiện quyền im lặng và cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm giải thích cho bị can, bị cáo quyền đó.
Chúng ta cũng phải loại bỏ các thủ tục hành chính tư pháp phiền phức để bảo đảm luật sư có mặt trong những lần hỏi cung như có cần Giấy chứng nhận bào chữa không hay không; có cần hợp đồng thuê luật sư không… Tất nhiên ở đây, luật sư phải có trách nhiệm để bảo vệ thân chủ của mình trên cơ sở pháp luật chứ không phải bằng mọi giá.
+ Số lượng luật sư của Việt Nam tuy vài năm trở lại đây có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là chúng ta chưa xây dựng được đội ngũ luật sư công, liệu quy định “quyền im lặng” có khả thi?
- Hiện nay mới có 20% vụ án hình sự có luật sư tham gia, nếu triển khai tích cực thì có thêm khoảng 10% nữa. Chúng ta không thể đáp ứng qui định mọi người đều có quyền có luật sư vì rõ ràng Việt Nam chưa thể bảo đảm được điều đó, dù có huy động cả hệ thống trợ giúp pháp lý.
Cho nên, chúng ta có thể mở rộng những trường hợp buộc phải có luật sư tham gia như người bị truy cứu về tội đặc biệt nghiêm trọng để tránh để xảy ra hậu quả oan sai. Còn tất cả những người khác đều có quyền nhờ luật sư, trợ giúp pháp lý hoặc bất cứ ai như người thân, bạn bè để bảo đảm sự khách quan của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Chúng ta cần quy định, khuyến khích khai báo nếu phạm tội thì được giảm nhẹ, còn không khai báo thì có quyền im lặng.
+ Theo ông, nếu áp dụng “quyền im lặng” với những quy định trên có hạn chế được oan sai như trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn?
- Với phạm vi, giới hạn hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam thì chắc chắn sẽ hạn chế được án oan sai.
+ Xin cám ơn ông!
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV