Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/09/2017 - 06:20
(Thanh tra)- Luật Tố cáo (TC) được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2012 đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại (KN), TC. Trong những năm qua, công tác giải quyết KN,TC luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm gắn với công tác lãnh đạo, điều hành.
Sau khi Luật TC có hiệu lực thi hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 về “Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC”; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2013 về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết KN,TC của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai”; Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết KN,TC”.
Sau khi giúp Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật TC, Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời cùng các bộ, ngành ban hành các Thông tư hướng dẫn quy định, quy trình nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC.
Luật TC được ban hành có nhiều quy định mới, tiến bộ đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để công dân thực hiện quyền TC, quy định rõ hai nhóm hành vi vi phạm bị TC (hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực). Qua đó, giúp các cơ quan có thẩm quyền phân loại để xác định thẩm quyền giải quyết TC cho phù hợp.
Luật TC cũng đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người TC, người bị TC, người giải quyết TC là cơ sở để các bên thực hiện đúng phạm vi trách nhiệm của mình. Đặc biệt, đối với người TC, quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân kịp thời báo cho cơ quan, tố chức có thẩm quyền phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của công dân, giúp người dân giám sát hoạt động của các cơ quan, tố chức. Đồng thời, đã bổ sung cho người TC một số quyền như được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác; được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết TC, thông báo chuyển vụ việc TC sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết; quyền TC tiếp trong trường hợp quá thời hạn quy định mà TC không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết TC là không đúng pháp luật.
Bên cạnh đó, người TC cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc TC của mình nếu TC sai sự thật.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng sau 5 năm thực hiện, ngành Thanh tra đã rút ra được một số hạn chế bất cập như về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết TC, Khoản 1 Điều 12 quy định: “TC hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết”.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng nguyên tắc này trong một số trường hợp còn có những vướng mắc nhất định như thẩm quyền giải quyết TC trong trường hợp người bị TC đã chuyển công tác; đã về hưu nhưng bị TC lúc đương nhiệm hoặc TC hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm họ giữ chức vụ thấp nhưng hiện tại giữ chức vụ cao hơn; trong trường họp cơ quan, tổ chức, đơn vị có người bị TC làm việc hay đã giải thể hoặc sáp nhập sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới; TC hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Về thẩm quyền giải quyết TC cũng không ngoại lệ, Luật TC chưa quy định thẩm quyền giải quyết TC của thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm quyền giải quyết TC trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy gây ra những khó khăn nhất định trong việc thực hiện.
Hay như việc xác định thẩm quyền giải quyết TC có nhiều khó khăn, vướng mắc khi quy định người đứng đầu có thẩm quyền giải quyết TC đối với đối tượng do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. Nhưng, trong thực tế phát sinh trường hợp một người vừa được một chủ thể bổ nhiệm, vừa lại được một chủ thể khác quản lý trực tiếp, do đó khi công chức đó bị TC sẽ khó xác định người có thẩm quyền giải quyết.
Đối với thời hiệu TC, Luật TC hiện nay không quy định thời hiệu TC, trong thực tế có nhiều trường hợp TC hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra từ rất lâu, không còn gây nguy hại nhưng cơ quan Nhà nước vẫn thụ lý và xem xét, giải quyết. Việc xem xét giải quyết gặp nhiều khó khăn, gây tốn kém, lãng phí trong quá trình thực hiện.
Theo quy định của Luật TC thì người TC phải nêu rõ họ, tên địa chỉ, ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn TC. Thực tế, có trường hợp người TC cung cấp được các thông tin, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để kiểm tra, xác minh nhưng người TC dấu họ tên vì sợ bị trả thù, trù dập và thực tế nhiều vụ việc TC không rõ họ tên, địa chỉ của người TC vẫn được một số cơ quan xem xét, giải quyết hoặc một số trường hợp thì không xem xét. Thực tiễn trên gây ra sự thiếu thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh