Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đóng góp cho Luật Thanh tra: Còn nhiều bất cập, hạn chế

Thứ ba, 24/10/2017 - 09:30

(Thanh tra)- Tổng kết 6 năm thực hiện Luật Thanh tra tại Hải Dương, Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương Nguyễn Trọng Khánh cho biết, qua tổng kết nhận thấy Luật Thanh tra năm 2010 đã xác định rõ các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm thanh tra hành chính là Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện; Thanh tra ngành là Thanh tra bộ, Thanh tra sở và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Xét về tổ chức các cơ quan thanh tra thì việc Luật Thanh tra quy định như vậy là phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước. Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra, vẫn bảo đảm được vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong phục vụ quản lý Nhà nước, đặc biệt là hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, Luật Thanh tra năm 2010 cũng tạo khung pháp lý quan trọng để nâng cao vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra, tăng cường tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan thanh tra, thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong việc tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan thanh tra, thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong việc ra quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý trong và sau thanh tra.

Mặt khác, Luật Thanh tra hiện hành đã quy định rõ hơn về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, nhất là trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành và phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, hạn chế như vị trí, vai trò và chức năng của cơ quan thanh tra Nhà nước trong mối liên hệ cơ quan thanh tra Nhà nước cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp được quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16; Điểm đ, Khoản 2, Điều 19; Điểm c, Khoản 1 và Điểm đ, Khoản 2 Điều 22; Điểm c, Khoản 1, Điều 28 Luật Thanh tra là cần thiết tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước. Tuy nhiên, nên sửa đổi khi cơ quan thanh tra cấp dưới xin ý kiến thì giao quyền quyết định cho thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp trên thì mới nâng cao được vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.

Về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp, theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, thì Thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập (quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 15), Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng thành lập (quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 18) và thanh tra cấp tỉnh ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập (quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 21).

Trên thực tế, khi quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý, Chánh Thanh tra các cấp, ngành vẫn gặp phải những vướng mắc, khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thành lập đóng tại địa phương, cho dù phát hiện doanh nghiệp đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thậm chí, có trường hợp doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thành lập vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, lao động, bảo hiểm, môi trường… thuộc quyền quản lý của địa phương nhưng Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh cũng không ra quyết định thanh tra vì băn khoăn có thể vi phạm về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra. Do đó, cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra doanh nghiệp.

Về quyền phong tỏa tài khoản, theo ngành Thanh tra tỉnh Hải Dương, tại Điểm 2, Khoản 1, Điều 48, Luật Thanh tra năm 2010 quy định yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước hoặc của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước.

Mặc dù, ngày 25/11/2015 Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/TTLT-TTCP-NHNN hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các quy định trên rất khó thực hiện vì chưa có hướng dẫn cụ thể rõ ràng về quy trình, thủ tục phong tỏa vì trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động, đối tượng có thể mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, khi thực hiện phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra, không biết đối tượng mở tài khoản ở đâu, ở ngân hàng nào để ra quyết định phong tỏa… chưa kể ngân hàng chống đối không thực hiện phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan thanh tra thì chế tài xử lý thế nào cũng chưa có quy định.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm