Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/09/2017 - 11:46
(Thanh tra)- Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), sau một thời gian thi hành Luật Khiếu nại (KN) và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhận thấy một số bất cập và hạn chế như chưa có quy định về hình thức mẫu đơn KN, do vậy, rất khó khăn khi hướng dẫn công dân. Bên cạnh đó, tại Điều 8 có quy định về nội dung khi KN bằng đơn nhưng lại chưa quy định đơn KN phải do công dân ký tên trực tiếp, do vậy thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều đơn thư được sao chép, phô tô gửi đi nhiều cơ quan, tổ chức.
Về KN lần hai, Điều 33 quy định “Trường hợp KN lần hai thì người KN phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết KN lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết KN lần hai”. Nếu KN lần đầu đã quá thời hạn mà vẫn không được giải quyết thì công dân có quyền KN đến người có thẩm quyền giải quyết lần hai, tuy nhiên, hồ sơ KN trong trường hợp này không có quyết định giải quyết KN lần đầu. Như vậy, nếu không có quyết định giải quyết lần đầu sẽ không đủ điều kiện thụ lý dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bên cạnh đó, Luật cũng chưa xác định rõ quyết định giải quyết KN của người có thẩm quyền giải quyết lần hai đối với khiếu nại lần đầu quá thời hạn thì được coi là quyết định giải quyết KN lần đầu hay lần hai.
Về đình chỉ việc giải quyết KN, Luật KN chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết KN khi người KN có đơn rút KN. Nhưng trong thực tế còn phát sinh nhiều trường hợp khách quan khác phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết, chẳng hạn như người KN là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được hoặc chưa được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có hoặc chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tham gia KN; người KN đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; người KN có hành vi trốn tránh, cản trở cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ để làm rõ những nội dung vi phạm hành chính của người KN (vi phạm về trật tự xây dựng, về sử dụng đất đai); người KN mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; đã hết thời hạn giải quyết KN mà người KN không thể có mặt theo yêu cầu vì lý do chính đáng... Cũng theo TTCP, do chưa có quy định xử lý các tình huống này, nên hiện nay mỗi địa phương có cách giải quyết khác nhau.
Đối với trình tự thủ tục giải quyết KN lần đầu và lần hai đã được quy định từ Điều 27 đến Điều 42. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch; chưa có cơ chế tranh luận bình đẳng giữa người KN và người bị KN. Trong khi đó cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người KN hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc, vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết còn hạn chế, không được tranh luận một cách bình đẳng, công khai với người bị KN, cơ quan giải quyết KN. Các quy định còn chưa phân biệt rõ giữa KN đòi hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính với thủ tục giải quyết KN đòi bồi thường thiệt hại...
Mặt khác, KN hành chính trong hầu hết các lĩnh vực đều giống nhau về trình tự, thủ tục, thời hạn. Do đó, để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện, hạn chế việc phải ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện thì những nội dung về trình tự, thủ tục giải quyết KN cần được quy định cụ thể chi tiết trong Luật.
Về tổ chức thi hành quyết định gỉải quyết KN có hiệu lực pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực giải quyết KN, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần khắc phục tình trạng KN tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Hiện nay, có không ít vụ việc đã có quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được tổ chức thực hiện, hoặc không được thi hành kịp thời đầy đủ khiến công dân bất bình, tiếp tục KN, làm mất thời gian, công sức của công dân và các cơ quan Nhà nước.
Nguyên nhân của tình trạng trên có mặt khách quan là do quy định của pháp luật chưa cụ thể, thiếu chặt chẽ về trình tự, thủ tục thi hành, thiếu các chế tài xử lý, chưa quy định rõ về việc tổ chức cưỡng chế thi hành. Nguyên nhân chủ quan là do người giải quyết, người có trách nhiệm tổ chức thi hành chưa tập trung chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành, báo cáo không đầy đủ, thiếu chính xác. Mặt khác việc xử lý kỷ luật hành chính chưa nghiêm đối với người phải thực hiện quyết định giải quyết KN và người có trách nhiệm tổ chức thi hành đã làm giảm hiệu quả giải quyết KN, giảm kỷ cương hành chính.
Điều 46 quy định về thi hành quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật đối với những người có trách nhiệm theo 3 nhóm đối tượng là người giải quyết KN, người KN và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Quy định này bước đầu đã khắc phục hạn chế, bảo đảm tính khả thi trong việc thi hành, tăng cường trách nhiệm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức thi hành vẫn còn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm của người giải quyết, của người bị KN, của cơ quan kiểm tra, xác minh, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành, trách nhiệm của cơ quan tổ chức thi hành...
Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tính khả thi không cao của việc thi hành quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật.
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà