Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/09/2017 - 11:18
(Thanh tra)- Luật Khiếu nại (KN) có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2012 đã bổ sung nhiều quy định mới, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế như mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quy định rõ trình tự thủ tục; xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, ngườiđứng đầu trong việc giải quyết KN. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, ngoài những bất cập, vướng mắc như Báo Thanh tra đã đề cập, ngành Thanh tra còn chỉ ra một số hạn chế trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm; hay việc xem xét lại quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật.
Theo TTCP, trên thực tế, có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật KN, kể cả từ phía người KN cũng như người giải quyết và những người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết KN. Tuy nhiên, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vì Luật KN chưa quy định rõ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý cụ thể tương ứng, Điều 67, 68 mới chỉ xác định về đối tượng có hành vi vi phạm và nguyên tắc chung về xử lý hành vi vi phạm nên không thực hiện được. Để khắc phục tình trạng không có chế tài, thiếu căn cứ, cơ sở pháp lý để xử lý cần có những quy định cụ thể như: nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm, quy định các cấu thành về hành vi vi phạm, tương ứng với các chế tài cụ thể để áp hình thức xử lý cho từng hành vi vi phạm pháp luật KN.
Trong đó, có không ít trường hợp việc giải quyết chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người dân bị dư luận xã hội phản ứng nên đã phải rà soát và giải quyết lại nhiều lần. Hiện nay, vấn đề này chưa được quy định trong Luật KN nhưng đã được hướng dẫn tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012, tuy chưa phù hợp với quy định của Luật, song lại rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, trong thời gian qua các bộ ngành phối hợp với nhiều địa phương tiến hành rà soát, xem xét giải quyết lại nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do chưa quy định chặt chẽ nên mỗi địa phương thực hiện một khác.
Về thời hạn giải quyết KN, Điều 28 quy định “thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết KN không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành phải mất nhiều thời gian xác minh do vậy việc giải quyết phải kéo dài thời gian hơn so với quy định.
Việc quy định thời hiệu KN trong Luật KN và thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính, theo TTCP cũng không thống nhất, Điều 9 quy định thời hiệu KN là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, trong khi đó, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là 1 năm. Bên cạnh đó đối với các vụ việc KN về nhà đất tồn đọng, thì việc quy định thời hiệu như Luật KN là không phù hợp. Điều này gây khó khăn cho công tác giải quyết và thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Ngoài ra, trong việc nhiều người KN cùng một nội dung, theo TTCP, có người khởi kiện tại Tòa án, có người KN tại cơ quan hành chính nhưng lại chưa được quy định để xử lý trường hợp này, vì vậy gây ra những khó khăn nhất định. Hoặc có trường hợp sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước, có người KN lên cơ quan hành chính cấp trên, có người lại khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền, song nội dung này, Luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể.
Đối với việc trưng cầu giám định, Luật KN quy định trưng cầu giám định là một trong những nội dung xác minh chỉ thực hiện khi cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp phải trưng cầu giám định thì chưa đề cập đến thủ tục trưng cầu, kinh phí thực hiện và thủ tục thanh toán.
Hay về đối tượng bị KN, Luật KN quy định đối tượng bị KN là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật đồng thời có giải thích cụm từ “quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật”. Theo đó, quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước ban hành (khoản 8, Điều 2) nhưng lại chưa xác định rõ các dạng của quyết định hành chính bị KN.
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền