Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 10/12/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Ngày 9/12 năm nay đánh dấu Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng thứ hai kể từ khi COVID-19 bùng phát. Mọi người trên toàn cầu vẫn đang chiến đấu với vi rút và vật lộn để đối phó với các tác động kinh tế - xã hội mà đại dịch mang tới. Nhiều người tiếp tục lo lắng về việc thế giới sẽ như thế nào khi đại dịch lắng xuống.
Ảnh: UNODC
Một thế giới - nơi lợi ích chung được đặt lên hàng đầu và quyền lực được gắn với trách nhiệm giải trình là điều mà chúng ta mong muốn và đang đang đấu tranh để đạt được.
Quyền của bạn, vai trò của bạn
Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng được tổ chức trên toàn cầu vào ngày 9/12 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tham nhũng và các cách để chống lại "căn bệnh" toàn cầu này.
Đây là dịp để làm nổi bật vai trò của mọi thành phần trong xã hội - các cá nhân, tổ chức phi chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, chính phủ và những người làm truyền thông - trong việc giải quyết vấn đề tham nhũng.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc (UN), tham nhũng đã trở thành một vấn nạn toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tránh khỏi. Các báo cáo cho thấy, tham nhũng trên toàn cầu đã cướp đi khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, tương đương 2,6 nghìn tỷ USD.
Phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa quan trọng, giúp mọi người đảm bảo tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ thiết yếu khác, đồng thời thúc đẩy ổn định các thể chế dân chủ.
Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng cũng nêu bật một thực tế: Tham nhũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ đề của Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng năm 2021 là "Quyền của bạn, vai trò của bạn: Nói không với tham nhũng" (Your right, your role: Say no to corruption).
Chủ đề năm nay nhấn mạnh thực tế rằng, mọi cá nhân đều có vai trò trong đấu tranh và phòng, chống tham nhũng, trong khi thế giới đang đối phó với đại dịch COVID-19, hầu hết các nguồn tài nguyên quý giá không sẵn sàng cho những bộ phận dễ bị tổn thương và thiếu thốn trên thế giới do tham nhũng.
Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003. Công ước là điều ước quốc tế đa phương do các quốc gia và tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng với mục tiêu là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong phòng, chống tham nhũng.
Công ước quy định về các biện pháp phòng, chống tham nhũng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Công ước cũng đặt ra trách nhiệm cho các chính phủ trong việc đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ thích hợp được cấp cho những người tố cáo, những người lên tiếng chống lại các hành vi tham nhũng.
Năm 2003, UNGA đã chọn ngày 9/12 là Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức về tham nhũng và cách Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng giải quyết vấn đề này.
UN cũng đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm toàn cầu về chống tham nhũng do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) và Vụ Các vấn đề chính trị và Xây dựng hòa bình (DPPA)...
Mọi người trên khắp thế giới đang cùng nhau đối đầu với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tham nhũng đang cản trở các phản ứng tập thể của chúng ta trong việc đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với vắc xin, khiến thêm hàng nghìn người mất đi mạng sống. Đáng chú ý, tham nhũng cũng đang rút cạn những nguồn lực quan trọng cần thiết của các quốc gia để phục hồi kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự mất mát của thế giới tự nhiên.
Tham nhũng cấp cao là vấn đề nhức nhối
Năm 2021 lẽ ra là một năm mang tính bước ngoặt đối với công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay, các thành tựu đã không đạt được nhiều như chờ đợi.
Đã có một số thành công đáng kể. Trong đó, phải nói tới sự khởi động để chấm dứt tình trạng lạm dụng của các công ty ẩn danh.
Các kế hoạch tham nhũng liên quan đến số tiền lớn và các quan chức cấp cao gần như luôn trải dài qua nhiều biên giới. Những thất bại ở quá khứ trong việc ngăn chặn và đối đầu với tham nhũng xuyên biên giới như vậy đã có tác động tiêu cực đến các nền dân chủ.
Cần sự thay đổi mang tính hệ thống
Cộng đồng quốc tế công nhận rằng, tham nhũng làm suy yếu nền dân chủ. Kể từ khi các quốc gia thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào năm 2003, hơn 15 năm đã trôi qua, và như Chỉ số cảm nhận về tham nhũng (CPI) mới nhất do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố cho thấy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đạt được rất ít hoặc không đạt được tiến bộ nào trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Theo TI, ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thất bại trong việc chống tham nhũng ở khu vực công đồng nghĩa với việc người dân thường phải chịu đựng nhiều đau khổ. Họ tiếp tục bị từ chối các dịch vụ công cơ bản, bị tước đoạt các cơ hội kinh tế và bị đẩy vào cảnh nghèo đói.
Ở nhiều quốc gia khác, đã một thập kỷ trong đó các chính sách và quyết định bị thiên lệch về lợi ích của một số ít người nắm quyền lực, trong khi các cơ chế trách nhiệm giải trình bị suy yếu hoặc thậm chí bị tước đoạt.
Một đáng lo ngại khác, một số quốc gia có nền pháp quyền mạnh mẽ và mức độ tham nhũng thấp trong khu vực công đã trở thành trung tâm của tiền bẩn, cho phép rửa tiền biển thủ và các khoản hối lộ thông qua hệ thống tài chính và bất động sản của họ.
Và, người dân ở các nền kinh tế tiên tiến này cũng đang phải đối mặt với khó khăn. Tham nhũng đang tràn vào thị trường bất động sản của họ - góp phần vào cuộc khủng hoảng vô gia cư. Những điểm yếu mang tính hệ thống cho phép tiền bẩn chảy qua biên giới một cách dễ dàng.
TI cho rằng, ngày hôm nay, chúng ta sẽ không phải đối mặt với những điều như vậy nếu các cam kết trước đây nhằm giải quyết các vấn đề nghiêm trọng như hối lộ ở nước ngoài và bí mật tài chính được các chính phủ thực hiện một cách hợp lý.
Các cuộc thăm dò dư luận về Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu của TI cũng cho thấy rằng, những người dân bình thường muốn thay đổi và họ chính là một phần của giải pháp. Thường thì các quan chức tham nhũng làm suy giảm khả năng lên tiếng của họ. Hơn nữa, những nhà hoạt động và đối đầu với tham nhũng phải đối mặt với sự quấy rối, đe dọa ngày càng tăng.
Bởi vậy, tăng cường hỗ trợ các nhà đấu tranh chống tham nhũng cần là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải