Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 14/12/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Kết quả khảo sát cảm nhận tham nhũng quốc gia năm 2021 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Pakistan công bố mới đây cho thấy, cảnh sát và tư pháp là các lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất ở nước này.
Người dân Pakistan cho rằng, tham nhũng trong khu vực Chính phủ đang ở mức cao. Ảnh: The News
TI đã tiến hành khảo sát cảm nhận tham nhũng quốc gia 5 lần trong 20 năm qua, vào các năm: 2002, 2006, 2009, 2010 và 2011.
Năm 2021, TI Pakistan tiến hành khảo sát ở 4 tỉnh, từ ngày 14/10 - 27/10/2021. Cuộc khảo sát phản ánh cảm nhận của người dân về các vấn đề quản lý rất quan trọng.
14 phát hiện chính
Dưới đây là những phát hiện chính của báo cáo khảo sát mới nhất:
1. Cảnh sát tiếp tục là lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất. Tư pháp được đánh giá là tham nhũng nhiều thứ hai. Đứng ở vị trí thứ 3 là đấu thầu và hợp đồng công. Còn y tế đã "vươn lên" trở thành lĩnh vực tham nhũng nhiều thứ tư kể từ năm 2011.
Theo báo cáo thống kê năm 2020 do Ủy ban Tư pháp Quốc gia thực hiện, có 46.698 trường hợp đang chờ xử lý tại Tòa án Tối cao Pakistan và 1.772.990 trường hợp đang chờ xử lý tại tư pháp quận.
2. Số đông (85,9%) người dân đánh giá, trách nhiệm giải trình của Chính phủ liên bang là chưa thỏa đáng.
3. Người dân Pakistan tiếp tục tin rằng, tham nhũng trong khu vực Chính phủ đang ở mức cao. Cụ thể: Cảnh sát (41,4%); tư pháp (17,4%); hợp đồng công/đấu thầu (10,3%)...
Còn khảo sát các dịch vụ công mà người dân phải hối lộ để được tiếp cận cho kết quả: Hợp đồng giao thông đường bộ (59,8%); vệ sinh và thu gom rác thải (13,8%); tiếp cận cấp nước (13,3%); hệ thống thoát nước (13,1%)...
4. Ba nguyên nhân quan trọng nhất của tham nhũng là trách nhiệm giải trình yếu (51,9%), sự tham lam của những người giàu quyền lực (29,3%) và tiền lương thấp (18,8%).
5. Về các biện pháp để giảm thiểu tham nhũng, 40,1% người Pakistan được hỏi đồng tình việc tăng mức phạt, trừng phạt nghiêm khắc đối với các vụ án tham nhũng; 34,6% cho rằng, cần tăng cường trách nhiệm giải trình của các quan chức nhà nước bằng cách thúc đẩy Cục Trách nhiệm Giải trình Quốc gia Pakistan (NAB) xử lý các vụ án tham nhũng; và 25,3% nói rằng, lệnh cấm hoàn toàn đối với những người bị kết án tham nhũng không được nắm giữ các chức vụ công là chìa khóa để chống tham nhũng ở Pakistan.
6. Cuộc khảo sát cũng làm sáng tỏ vai trò của các chính quyền địa phương và làm thế nào sự hiện diện của họ có thể giúp Pakistan thiết lập quan điểm vững chắc hơn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
7. Một số lượng lớn (47,8%) người dân Pakistan cho rằng, nếu có đại diện được bầu của chính quyền địa phương, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng liên quan Covid-19 có thể được triển khai theo cách hiệu quả hơn.
8. Một tỷ lệ lớn người Pakistan (72,8%) tin rằng, tham nhũng trong khu vực công ở cấp cơ sở đã gia tăng do sự vắng bóng của bàn tay chính quyền địa phương.
9. Tổng cộng 89,1% người Pakistan nói rằng, họ không hối lộ bất kỳ quan chức Chính phủ nào trong các nỗ lực cứu trợ Covid-19 của Chính phủ liên bang.
10. Có tới 81,4% người được hỏi phủ nhận việc họ sẵn sàng đưa hối lộ và thay vào đó, họ nhận thức rõ ràng rằng, hối lộ là hành vi tống tiền trong khu vực công thông qua các thủ đoạn như không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc cung cấp các dịch vụ công.
11. Đa số người dân Pakistan (92,9%) coi lạm phát và giá cả tăng ở mức cao nhất trong giai đoạn 2018-2021.
12. Điều nêu trên trùng hợp với 85,9% người Pakistan nói rằng, chi tiêu của họ phải thắt chặt và mức thu nhập đã bị giảm trong 3 năm qua.
13. Những lý do chính mà người dân đổ lỗi cho lạm phát và thất nghiệp gia tăng là: Năng lực quản lý của Chính phủ (50,6%); tham nhũng (23,3%); sự can thiệp quá mức của các chính trị gia vào các tình hình tài chính của Chính phủ (9,6%) và thiếu thực thi các chính sách (16,6%).
14. Phần lớn người Pakistan (66,8%) tin rằng, nỗ lực giải trình của Chính phủ hiện nay là mang tính cục bộ.
Những nỗ lực của Chính phủ
Trong nhiệm kỳ của mình, Chính phủ Pakistan hứa hẹn sẽ loại bỏ tham nhũng, vấn nạn khiến đất nước này mất đi sự phát triển, thịnh vượng và khan hiếm tài nguyên.
Những kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, thực trạng hiện nay không phải những gì người dân mong đợi từ một cuộc chiến chống tham nhũng.
Chiến lược Quốc gia về chống tham nhũng (NACS) năm 2002 của NAB là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn. Mức độ phổ biến của tham nhũng về mặt nào đó, có thể được giải quyết thông qua một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm thúc đẩy các giá trị, thái độ từ chối tham nhũng là không được chấp nhận về mặt đạo đức và là một hành vi bất hợp pháp phải chịu hình phạt.
Báo cáo khảo sát của TI cũng thừa nhận hạn chế của phương pháp điều tra, truy tố, thực thi tư pháp hình sự của NAB trong việc chống tham nhũng một cách hiệu quả và do đó, kêu gọi phương pháp tiếp cận toàn Chính phủ liên quan đến việc tăng cường hệ thống liêm chính của cơ quan hành chính công.
Báo cáo của TI Pakistan đã cung cấp bằng chứng cho thấy, Chính phủ nước này cần đánh giá lại chiến lược chống tham nhũng và đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của nhà nước và xã hội đều tích cực tham gia vào nỗ lực xóa bỏ tham nhũng.
NACS xác định, các bộ phận và tổ chức khác nhau có thể tham gia để ngăn ngừa và chống tham nhũng hiệu quả hơn, bao gồm: Hệ thống chính trị, tư pháp, khu vực tư nhân, truyền thông, xã hội dân sự... Tất cả những thực thể này cần phải trở thành một phần của nỗ lực chống tham nhũng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T
Hương Giang