Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xác định nguyên nhân xảy ra vết lún, nứt tại đê tả sông Hồng

Thứ bảy, 04/03/2017 - 12:28

(Thanh tra) - Nguyên nhân xảy ra sự cố lún nứt tại vị trí từ K81+700- K82+050 đê tả sông Hồng (như Báo Thanh tra phản ánh - PV) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định do đoạn đê thuộc khu vực có địa chất nền yếu do nhiều lần xảy ra sự cố vào các năm trước đây, địa hình có nhiều yếu tố bất lợi và mật độ, tải trọng xe lưu thông trên đê lớn…

Nguyên nhân xảy ra sự cố lún nứt tại vị trí từ K81+700- K82+050 đê tả sông Hồng do địa chất nền yếu, tải trọng xe lưu thông trên đê lớn... Ảnh: Hoàng Long

Sau khi đăng tải bài “Dự án nghìn tỷ củng cố đê tả sông hồng chưa bàn giao, đã hư hỏng ngiêm trọng”, Báo Thanh tra đã nhận được Văn bản số 36/CV-ĐĐ của Chi cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão tỉnh Hưng Yên do ông Hồ Trọng Khải, Chi cục trưởng Chi cục ký, thông tin về sự cố lún, nứt đê tả sông Hồng.

Chi cục trưởng Hồ Trọng Khải cho biết, năm 2016, do ảnh hưởng của cơ bão số 1 và hoàn lưu cơn bão số 2 với cường độ mưa lớn làm cho tỉnh Hưng Yên thiệt hại nặng về kinh tế. Nhiều công trình đê điều, thủy lợi, công trình dân dụng bị đổ sập, tốc mái, sạt lở trong đó có cung sạt trên tuyến đê tả sông Hồng tại vị trí K82+400. Tiếp đó, tháng 11/2016, đoạn đê tả sông Hồng đoạn từ vị trí từ K81+700- K82+050 cũng xuất hiện hiện tượng nứt, sạt lở đúng như Báo Thanh tra phản ánh.

Sau khi xảy ra sự cố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Hưng Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, có biện pháp xử lý kịp thời phục vụ đời sống nhân dân và công tác phòng chống thiên tai.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có Công văn số 694/SNN-ĐĐ ngày 28/11/2016 đề nghị Sở Giao thông vận tải phối hợp cảnh báo và hạn chế giao thông trên Tỉnh lộ 378 đoạn qua huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Chi cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, cắm biển báo, đèn tín hiệu để cảnh báo, hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn đê điều, người và phương tiện tham gia giao thông trên đê.

Về xác định nguyên nhân xảy ra nứt, sạt lở đê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Thủy Công trực tiếp khảo sát xác định nguyên nhân lún gây ra hiện tượng lún nứt để đưa ra phương án xử lý.

Trên cơ sở báo cáo kết quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Hội đồng Khoa học do ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi làm Chủ tịch cùng đại điện các cấp, ngành liên quan. Theo Báo cáo số 26/BC-TCTL-ĐĐ của Tổng cục Thủy lợi, nguyên nhân sự cố được Hội đồng Khoa học xác định do: “Nguyên nhân chính gây ra sự cố là do đoạn đê thuộc khu vực địa chất nên yếu (đã nhiều lần xảy ra sự cố vào những năm trước đây); đặc điểm địa chất thân đê và địa hình khu vực có nhiều yếu tố bất lợi, mật độ, tải trọng xe lưu thông trên đê lớn…”.

Tình trạng xe có tải trọng lớn chở vật liệu xây dựng quần thảo trên tuyến đê tả sông Hồng diễn ra thường xuyên nhưng chưa được xử lý dứt điểm (Ảnh cắt từ clip do phóng viên ghi lại)

Căn cứ vào nguyên nhân, Hội đồng Khoa học xác định giải pháp xử lý sự cố trên bằng phương pháp đắp áp trúc bọc mái đê, lấp đầm ao tạo phản áp phía sông.

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo rà soát với nội dung của dự án, hoàn thiện phương án xử lý cấp bách sự cố và tổ chức xử lý. Trường hợp xử lý sự cố nếu nằm ngoài nội dung dự án, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên huy động nguồn lực của địa phương để xử lý, nếu có khó khăn về kinh phí đề nghị tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ để đảm bảo kịp thời chống lũ.

Ông Hồ Trọng Khải cho biết, Chi cục đang phối hợp với các đơn vị gấp rút hoàn thiện phương án xử lý cấp bách sự cố theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai năm 2017 khi mùa lũ bão đang cận kề.

Liên quan đến vết nứt, sạt tại Km100, Chi cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão tỉnh xác định vết nứt về phía trong đồng nhưng chưa đến mức độ nguy hiểm nên đang tiếp tục theo dõi lún. Trường hợp phát triển theo chiều hướng nghiêm trọng hơn sẽ báo cáo cấp trên xem xét, nếu do chưa ổn định lún tiếp tục theo dõi đến khi ổn định thì nhà thầu thi công có trách nhiệm sửa chữa theo quy định.

Mặt khác, trên tuyến đê có một số cọc tiêu bị gãy, đổ (như Báo Thanh tra phản ánh) là do các phương tiện tham gia giao thông va quyệt làm đổ, gãy. Đơn vị thi công đã phải thay thế nhiều lần. Số cọc tiêu còn lại do nghỉ Tết nên chưa thay thế bổ sung, Chi cục đang yêu cầu nhà thầu khẩn trương thực hiện trong thời gian tới.

Thông tin về nguyên nhân dự án châm tiến độ 3 năm so với kế hoạch ban đầu, Chi cục trưởng Hồ Trọng Khải cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, do nguồn vốn Trung ương khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các hạng mục chưa thực sự cấp thiết theo hướng cắt giảm 40% tổng mức đầu tư đã phê duyệt. Do vậy, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo điều chỉnh theo yêu cầu của Chính phủ, theo đó thời gian thi công cũng phải điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

“Cầu cứu” xử lý xe quá tải quần thảo phá đê!

Đê tả sông Hồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngoài nhiệm vụ phòng, chống thiên tai còn là tuyến giao thông quan trọng (Tỉnh lộ 378) đi qua hàng chục xã, phường thuộc huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên.

Người dân sinh sống dọc tuyến đê đều phản ánh, nhiều tháng nay, hàng nghìn lượt xe ôtô có trọng tải lớn vận chuyển vật liệu xây dựng chạy rầm rập suốt ngày đêm, đánh rơi vãi vật liệu xây dựng ra đường gây ô nhiễm khói bụi, nguy hiểm cho người đi đường. Hầu hết các xe trên đều chui ra từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng ven sông.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiều lần có văn bản “cầu cứu”, đề nghị xử lý về thực trạng xe quá khổ, quá tải quần thảo trên tuyến đê tả sông Hồng. Bởi lẽ, với tình trạng tải trọng lớn, mật động dày đặc nêu trên, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì sẽ dẫn đến phá vỡ kết cấu áo đường làm hư hỏng toàn bộ đoạn đường đê nêu trên, gây mất an toàn cho hệ thống đê điều phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tình trạng xe quá khổ quá tải quần thảo tuyến đê tả sông Hồng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bài, ảnh: Hoàng Long

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai gian lận trong đấu thầu?

Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai gian lận trong đấu thầu?

(Thanh tra) - Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai nhân sự Nguyễn Quốc Huy có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Xây dựng cấp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đã phát hiện ông Nguyễn Quốc Huy không có tên trong hồ sơ gốc cấp bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Xây dựng.

Ngọc Tuấn

19:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm