Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/12/2018 - 10:17
(Thanh tra) - Dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía Bắc), TP Điện Biên Phủ do UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt sẽ được đầu tư theo loại hình hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Quyết định phê duyệt lại dựa trên một văn bản pháp lý đã hết hiệu lực, và được ký ban hành sau hơn 5 tháng kể từ thời điểm Bộ Tài chính có văn bản gửi UBND các tỉnh tạm dừng xem xét các dự án theo hình thức hợp đồng BT.
Dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư sẽ được đầu tư theo hình thức BT. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Chi phí dự kiến bình quân gần 48 tỷ/km đường đô thị
Ngày 31/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên ký Quyết định số 741/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía Bắc), TP Điện Biên Phủ (từ đây gọi tắt là Dự án).
Dự án có tổng chiều dài hơn 4,3km. Tổng mức đầu tư của Dự án: 285,826 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng dự kiến 206,398 tỷ đồng, tính bình quân khoảng 47,99 tỷ đồng/km đường đô thị tại TP Điện Biên Phủ.
Dự án được đầu tư theo loại hình hợp đồng BT. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Huy Hoàng là Nhà đầu tư đề xuất Dự án.
Nhà đầu tư sẽ thực hiện Dự án từ nguồn vốn huy động 100%. Đổi lại, UBND tỉnh Điện Biên sẽ giao nhà đầu tư quỹ đất theo Quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư hai bên tuyến đường Thanh Minh - đồi Độc Lập, TP Điện Biên Phủ làm vốn đối ứng.
Để Dự án được thực hiện nhanh chóng, UBND tỉnh Điện Biên cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND TP Điện Biên Phủ tham mưu về phương án giải phóng mặt bằng; chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Tài chính các ngành liên quan xác định phương pháp định giá đất, xác định giá trị quỹ đất giao nhà đầu tư.
Ủy quyền cho Ban Quản lý Dự án Các công trình giao thông tỉnh làm đại diện cho UBND tỉnh thương thảo và ký kết văn bản thỏa thuận với nhà đầu tư trong việc khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.
Ngoài ra, “các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Nhà đầu tư tổ chức thực hiện, đồng thời thực hiện những nội dung khác thuộc thẩm quyền”, văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.
Trên bảo tạm dừng, dưới không nghe?
Liên quan đến loại hình hợp đồng BT hay còn vẫn thường được giới đầu tư xây dựng gọi tắt là dự án đổi đất lấy hạ tầng, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, ngày 28/3/2018, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 3515/BTC-QLCS gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ về việc xử lý một số vấn đề chuyển tiếp trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 2 của công văn nhấn mạnh: “Tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư từ ngày 1/1/2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BT có hiệu lực thi hành”.
Điều này đồng nghĩa với việc, kể từ ngày 1/1/2018, không áp dụng quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT.
Vậy nhưng, trong các căn cứ pháp lý đưa ra tại Quyết định phê duyệt dự án số 741/QĐ-UBND thì Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg vẫn được UBND tỉnh Điện Biên nêu ra!
Cũng cần nhấn mạnh lại, Quyết định số 741/QĐ-UBND được Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên ký ngày 31/8/2018, tức sau hơn 5 tháng kể từ thời điểm Bộ Tài chính ban hành Văn bản số 3515/BTC-QLCS ngày 28/3/2018.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, hiện tỉnh mới phê duyệt Dự án. Sau khi Dự án hoàn tất các thủ tục theo quy định, thì phải tiến hành đấu thầu lựa chọn đơn vị nhà thầu thi công, định giá quỹ đất đối ứng. Mọi việc đang tạm dừng lại sau khi có chỉ đạo từ cấp trên.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, tính đến thời điểm hiện tại thì nhà đầu tư đã thực hiện xong bước bản vẽ thi công và đang trình Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên thẩm định!
Như vậy, có thể hiểu rằng việc xem xét các thủ tục đầu tư theo hình thức BT tại Dự án này không có dấu hiệu tạm dừng, mà dường như vẫn đang được xúc tiến để khẩn trương hoàn tất.
Một trong những căn cứ pháp lý để phê duyệt Dự án đã không còn hiệu lực. Quyết định phê duyệt Dự án ký sau thời điểm Bộ Tài chính có công văn “nhắc nhở”. Tất cả những động thái trên, khiến dư luận không khỏi hoài nghi về tính pháp lý của quyết định phê duyệt Dự án theo hình thức BT?
Để có câu trả lời thỏa đáng làm rõ những nghi vấn, cũng như làm rõ tính pháp lý khi phê duyệt Dự án, thiết nghĩ rất cần sự vào cuộc của Văn phòng Chính phủ, cơ quan hữu quan để thanh, kiểm tra làm rõ quy trình, thủ tục đầu tư đối với Dự án này.
Quang Đông
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng