Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài I: Hậu quả khôn lường!

Thứ ba, 18/02/2020 - 06:30

(Thanh tra)- Như Báo Thanh tra đã phản ánh về tình trạng khai thác cát tràn lan gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông Krông Ana (đoạn chảy qua huyện Cư Kuin, Krông Bông, Krông Ana (tỉnh Đăk Lăk).

Nhiều tàu khai thác cát lậu công khai hoạt động trên sông Krông Nô (Đăk Nông). Ảnh: NP

Không dừng lại ở đó, việc khai thác cát trên dòng sông Krông Nô - là một trong hai nhánh chính đầu nguồn sông Sêrêpốk cũng đã làm sạt lở nghiêm trọng cả đôi bờ sông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân trong khu vực…

Con “sông Cha” - Krông Nô hiện đang ngắc ngoải từng ngày bởi nạn cát tặc hoành hành. Hàng chục bến khai thác cát tự phát được hình thành tại các xã Quảng Phú, Đắk Nang, Nâm N’Đir, Đắk Rồ, Buôn Chóa... của huyện Krông Nô (Đăk Nông), đã làm cho lòng sông nơi đây ngày một sâu thêm và phình to ra không theo bất kỳ quy luật tự nhiên nào.

Ông lái đò thở dài chỉ tay sang sông cho chúng tôi nhìn về phía ngược dòng thấy những chiếc tàu “không số” đua nhau hút cát dưới từng đoạn sông. Ông cũng cho hay nhiều doanh nghiệp chia nhau từng khúc sông, hút cát lên tàu vô tội vạ, mặc cho “sông Cha”  đang oằn mình kêu cứu…

Theo quan sát, trên một đoạn sông ngắn qua các xã Nâm N’đir, Đắk Nang đã có đến 3 doanh nghiệp chia nhau khai thác cát gồm: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hồng Hạnh, Quang Long và An Nghĩa. Mỗi doanh nghiệp chiếm giữ một đoạn sông dài từ 200 - 500m và tạo những bãi chứa cát rộng đến cả ha trên bờ chứa hàng ngàn mét khối.

Còn tại xã Quảng Phú có Hợp tác xã (HTX) Tiến Đạt, DNTN Văn Hồng,Thành Đô và các hộ cá nhân kinh doanh cát. Các doanh nghiệp này trang bị cả sà lan trọng tải lớn, xe cuốc, xe múc và những máy hút công suất loại lớn để “rút ruột” dòng sông. 

Chúng tôi lặng lẽ lội bộ ra bờ sông Krông Nô. Từ xa, đã nghe tiếng máy bơm của các tàu hút cát hoạt động rầm rập giữa ban ngày cuồn cuộn đưa cát lên tàu.

Một người dân sở tại cho biết, trước đây đoạn sông chảy qua xã hẹp lắm, chỉ khoảng 20m; nhưng do tàu hút cát đã làm sạt lở đất 2 bên bờ sông nên bây giờ bề ngang của đoạn sông này rộng cả trăm mét.

Theo anh Đinh Văn Hoàn (xã Buôn Chóa, Krông Nô), những chiếc tàu hút cát này đã có mặt tại đây nhiều năm rồi. Từ khi chúng hoạt động tại đây, nhiều nhà đã bị mất đất sản xuất, thậm chí có hộ mất gần hết đất. Người dân rất sợ những tàu hút cát này dù biết vòi hút cát cắm thẳng vào đất nhà mình để lấy cát, nhưng chẳng dám nói vì sợ bị hành hung, trả thù.

Tại đoạn sông Krông Nô chưa đầy 2km chảy qua xã Buôn Chóa, chúng tôi đã đếm được có hơn 10 điểm, bến với hàng chục sà lan hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Tính trung bình hằng ngày trên đoạn sông này có hơn 30 sà lan hút cát hoạt động từ 4 giờ sáng cho tới 19 giờ tối, bình quân mỗi sà lan hút 3 chuyến/ngày, mỗi chuyến hơn 20m3. Như vậy, bình quân một ngày có tới 1.800m3 cát được hút từ lòng sông lên, khiến cho dòng sông sâu thêm và rộng ra nhanh chóng.

Lực lượng khai thác cát trái phép ở đây đủ thành phần, nào là những HTX, doanh nghiệp và hộ tư nhân đến từ huyện Krông A Na, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) lên.

Cái khó kiểm soát tình hình là đoạn sông này lại giáp ranh giữa 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông nên chính quyền địa phương không thể kiểm tra, xử lý được. Khi phát hiện sà lan hút cát trái phép trên địa phận Đăk Lăk, tổ chức lực lượng truy bắt thì họ cho sà lan chạy sang phần sông do tỉnh Ðăk Nông quản lý nên đành "bó tay".

Hàng chục ha đất sản xuất của người dân bị vùi xuống sông. Ảnh: NP

Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND xã Buôn Chóa trăn trở: “Bao đời nay, hàng trăm hộ dân trong xã sống nhờ vào phù sa của sông Krông Nô mang lại. Nhưng đã 10 năm nay, bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng và hàng trăm ha ruộng nương của người dân bị trôi xuống sông.

Ông Đoàn cũng cho rằng, Buôn Choá là xã vùng sâu của huyện Krông Nô, lại là vùng trũng nằm bên tả ngạn sông Krông Nô, giáp ranh với thị trấn Buôn Trấp và xã Ea Na của huyện Krông A Na. 

Vì vậy, hơn 1.000ha đất sản xuất nông nghiệp của xã cũng nằm dọc theo bờ sông Krông Nô. Toàn xã có hơn 500 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như M"Nông, Ê Ðê... và người dân các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào đây sinh sống. Nếu không ngăn chặn thì trong tương lai không xa, hàng trăm ha đất nông nghiệp của xã Buôn Choá sẽ bị dòng sông “xóa sổ”...

Hai bên bờ sông Krông Nô đoạn qua trạm bơm số 5 khoảng 2km, con đường nội đồng đất lở loét, nhiều đoạn đường nội đồng ven sông bị “hà bá” nuốt chửng.

Anh Đỗ Sơn Lâm (xã Nâm N’Đir, Krông Nô) cho hay, năm 2001, gia đình anh khai hoang được hơn 4ha đất tại khu vực này nhưng nay sông đã ăn mất hơn 2,5ha.

“Gia đình tôi đã 5 lần phải chuyển nhà để “chạy sạt lở” nhưng nay vẫn còn nhiều điểm nứt nẻ, sắp bị sông cuốn trôi bất cứ lúc nào” - anh Lâm đau xót.

Ông Lê Đức Cường, Chủ tịch UBND xã Nâm N’Đir đưa ra một thống kê: Đến nay, xã có hơn 40 hộ dân bị mất hơn 17ha đất nông nghiệp trên chiều dài gần 4km bờ sông, có những đoạn sông “ăn” vào sâu hơn 100m.

“Tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra, nếu không sớm hỗ trợ kinh phí để kè bờ, sẽ có thêm nhiều diện tích nữa của người dân sẽ bị nước cuốn trôi” - ông Cường lo lắng.

Theo UBND tỉnh Đăk Nông, khu vực trạm bơm số 5 - Đắk Rền (xã Nâm N’Đir) chỉ là 1 trong 19 điểm sạt lở nghiêm trọng, với tổng chiều dài hơn 9.700m trên sông Krông Nô chảy qua địa phận của tỉnh. Đến đầu năm 2018, từ trạm bơm số 4 đến trạm bơm số 5 (dài khoảng 1,5km) tiếp tục xuất hiện tình trạng sạt lở, có điểm sạt lở sâu vào đất người dân 150m, làm đứt hẳn một đoạn đường nội đồng và 250m đường kênh N5. Huyện Krông Nô đã trích kinh phí dự phòng 800 triệu đồng từ ngân sách địa phương để tạm thời khắc phục sự cố.

Dọc hai bên đường dẫn vào các thôn của xã Buôn Choá, những cánh đồng ngô, lúa đang giai đoạn phát triển xanh mơn mởn. Khi mảnh đất bị tụt dần xuống dòng sông khiến người dân nơi đây đứng ngồi không yên.

Theo ông Bùi Thanh Hàn, Trưởng thôn 3 (xã Buôn Choá)thì dọc theo sông Krông Nô khoảng 1,5km, hầu như gia đình nào trong thôn cũng bị ảnh hưởng bởi sạt lở do khai thác cát. Trong số các hộ có đất bị sạt lở thì có 3 hộ đã đành phải bán đất cho cát tặc.

Nhiều hộ dân bán đất cho “cát tặc” đều giải thích, đó là cách cuối cùng của một quá trình cố gắng giữ đất không thành, đành buộc lòng phải bán để vớt vát chút đỉnh, vì có bán hay không thì toàn bộ diện tích đất cũng bị sạt lở.

Nguyên Phê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm