Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/07/2012 - 20:38
Đây là khẳng định, cũng là quyết tâm của lãnh đạo các địa phương khi phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2012 - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tham gia họp trực tuyến phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012, lãnh đạo UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thể hiện quyết tâm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo điều hành của Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.
Kinh tế hồi phục rõ nét tại nhiều địa phương
Qua báo cáo của các địa phương, dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế được thể hiện rõ nét qua tốc độ tăng trưởng GDP và các chỉ số phát triển khác so sánh giữa quý I và quý II.
Tốc độ tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh đạt 7,4% trong quý I, 8,8% trong quý II. Bình quân 6 tháng tăng 8,1%. “Tốc độ tăng trưởng như vậy là phù hợp với tình hình hiện nay. Thành phố không tập trung để đạt được tăng trưởng theo chiều rộng mà chú trọng thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, đồng thời thực hiện các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô”, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, nói.
Tăng trưởng GDP trung bình 6 tháng đầu năm tại các địa phương khác cũng đạt khá, mức tăng tuy thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn cao hơn so với quý I.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu tại các địa phương nói trên đều đạt khá và cũng có tốc độ tăng tương đối tích cực so với quý I.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết 6 tháng đầu năm, thành phố đã thu hút được 3,96 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế tăng hơn 19%, nội địa tăng hơn 8% so với năm trước. Tính riêng tháng 6 có có hơn 7.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. “Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động đã giảm dần so với các tháng trước. Hoạt động thương mại đã tăng trở lại với nhịp độ tốt hơn”, ông Sửu nói.
Đáng chú ý, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được các địa phương thực hiện tốt. Công tác giảm nghèo tại các địa phương như Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nam trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 70% kế hoạch năm. “Kết quả này là nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương với những cơ chế huy động nguồn lực phù hợp trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước”, ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu.
Theo ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2012 của thành phố đạt 952 triệu USD, tăng 336% so với cùng kỳ. Ông Điền cũng cho biết TP Hải Phòng đang chuẩn bị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án với tổng quy mô đầu tư hơn 1 tỷ USD.
Với những tín hiệu hồi phục của kinh tế, trên cơ sở phân tích tiềm năng, lợi thế của địa phương, tất cả các ý kiến tại phiên thảo luận của Chính phủ, sáng 2/7, đều khẳng định sẽ nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, nhất là trên các lĩnh vực bình ổn giá, chống gian lận thương mại, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội...
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2012 còn có sự tham dự của lãnh đạo UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Để gỡ khó một cách nhanh chóng, hiệu quả, thiết thực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các địa phương đã có nhiều giải pháp linh hoạt để nắm tình hình, chủ động chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp phù hợp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng cho biết đã công bố đường dây nóng của lãnh đạo tỉnh để có thể tiếp nhận và giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quyết tâm đưa ra và thực hiện tốt 10 cam kết đối với các nhà đầu tư, trong đó có cam kết về giải phóng mặt bằng, đảm bảo cung cấp đủ điện, nước, hạ tầng và đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính.
Lãnh đạo UBND nhiều địa phương đã chủ động tổ chức tiếp xúc trực tiếp giữa chính quyền, doanh nghiệp và ngân hàng để tháo gỡ một cách cụ thể những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. “Hình thức này đã cho thấy hiệu quả rất tích cực, nhanh chóng và sẽ được tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới”, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, cho biết. Trong thời gian tới, TP Hồ Chí Minh cũng sẽ đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, phối hợp với các địa phương đưa hàng hóa về nông thôn.
Đối với lĩnh vực xây dựng, bất động sản, hiện toàn TP Hồ Chí Minh còn hơn 22.000 căn hộ, giá trị hơn 5 tỷ USD. Xác định đây là lượng vốn tồn đọng rất lớn, do vậy, trong những tháng cuối năm, UBND thành phố sẽ tập trung rà soát để chỉ đạo giải quyết, khai thông vốn, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và cả nhà đầu tư.
“Doanh nghiệp, chính quyền và cả nhà đầu tư phải ngồi lại để có tiếng nói chung, đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu của người dân với việc khôi phục hoạt động của doanh nghiệp”, ông Lê Hoàng Quân nêu quan điểm.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, việc bình ổn giá cũng sẽ được tập trung chỉ đạo thực hiện trong những tháng cuối năm nhằm ổn định thị trường, ổn định đời sống nhân dân, không để xảy ra “sốt” giá những mặt hàng cơ bản.
Ông Võ Duy Khương - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết thành phố đang nghiên cứu hình thành Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo hướng chính quyền, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.
Các ý kiến thảo luận cũng thống nhất quan điểm cho rằng chính sách hỗ trợ cần phải thực hiện nhanh, đúng địa chỉ và thiết thực đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tránh tràn lan, cào bằng.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, các địa phương khẩn trương ưu tiên cho các dự án thực sự quan trọng, cấp bách có thể hoàn thành trong năm 2012.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, mong muốn ngân hàng và các ngành chức năng ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp thủy sản, nuôi trồng, sản xuất, chế biến cá basa. “Nếu không có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp thì họ vẫn tiếp tục khó khăn, kéo theo việc thu mua sản phẩm của nông dân không thực hiện được. Tình trạng này kéo dài chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng nguyên liệu, và ngành xuất khẩu hải sản sẽ rất khó khăn”, ông Sơn nói.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình và tiến hành phiên bế mạc.
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Trung Hà
20:45 11/12/2024Trung Hà
20:43 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên