Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 14/07/2013 - 09:19
(Thanh tra) - Tân dược là một trong những mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống của con người. Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc kiểm soát chất lượng và giá cả thuốc tân dược ngoài thị trường vẫn đang là một bài toán khó giải.
Bao giờ một trật tự chuẩn mực về giá tân dược trên thị trường được thiết lập. Ảnh minh họa
Trên thị trường thuốc tân dược Việt Nam hiện đang diễn ra một nghịch lý là ngay cả những doanh nghiệp (DN) sản xuất thuốc hàng đầu trong nước như Công ty Dược Hậu Giang cũng chỉ chiếm thị phần hơn 10%, còn các DN khác, mặc dù nằm trong top 10 sản xuất, cũng không đạt được nổi con số đó. Vậy lý do nào đang gây khó khăn cho các DN sản xuất thuốc nội.
“Theo quy định của Luật Dược, Nhà nước quản lý giá thuốc trên nguyên tắc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, nếu không vượt giá trần, nhà thuốc, quầy thuốc bán bao nhiêu không ai quản.” |
Tại nhiều hiệu thuốc lớn trên cả nước, hàng nghìn loại thuốc được bán, nhưng rất khó để người tiêu dùng tìm thấy những sản phẩm thuốc sản xuất trong nước. Ngay cả những loại thuốc thông thường nhất như đau đầu, cảm cúm… cũng đều là thuốc ngoại.
Bản thân dược sĩ cũng chủ yếu tư vấn cho người tiêu dùng sử dụng thuốc ngoại thay vì thuốc trong nước sản xuất.
Một khách hàng cho biết, khi mua thuốc theo đơn, có cả thuốc ngoại lẫn thuốc nội, nhưng bác sĩ kê thuốc ngoại nhiều hơn. Liệu thị trường thuốc chữa bệnh đang bị thao túng?
Đơn cử như trường hợp của Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, một trong những DN trong nước sản xuất thuốc. Hiện Công ty sản xuất khoảng 300 đầu thuốc, được phân phối tới hơn 4.000 đại lý nhưng bản thân đại diện DN cũng phải thừa nhận do tỷ lệ chiết khấu không cao nên khâu phân phối không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Để tồn tại, nhiều DN trong nước thay vì đẩy mạnh sản xuất, lại chuyển dần sang nhập khẩu như Haphaco, hay Công ty Dược phẩm Trung ương 2. Trên thực tế, nhập khẩu mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất, điều này lý giải vì sao mà các sản phẩm thuốc trong nước ngày một teo tóp.
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam công bố số liệu cho thấy: Cả nước hiện có hơn 2.300 DN đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm, nhưng chỉ gần 1/10 trong số đó là sản xuất thuốc. Điều này đồng nghĩa là thị trường thuốc chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu.
Trong khi đó, các DN ngoại lại là những đơn vị chiếm thị phần lớn về nhập khẩu và phân phối. Chưa thể khẳng định các DN ngoại có thể thao túng thị trường thuốc trong nước hay không, nhưng xem ra nguy cơ không phải không có… Thậm chí, vì “ăn lợi nhuận” trên thân thể người bệnh, dư luận cho rằng, có trường hợp công ty sản xuất trong nước sáng tạo ra mặt hàng tân dược mới rồi chuyển công thức sang nước ngoài sản xuất, sau đó lại nhập thành phẩm về Việt Nam, rồi coi như đó là thuốc nhập ngoại dù bản chất là thuốc Việt Nam để làm giá trên thị trường.
Theo quy định của Luật Dược, Nhà nước quản lý giá thuốc trên nguyên tắc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, nếu không vượt giá trần, nhà thuốc, quầy thuốc bán bao nhiêu không ai quản.
Mặt khác, vẫn còn nhiều kẽ hở trong quản lý và không ai chịu trách nhiệm chính để giám sát việc thu hồi thuốc kém chất lượng. Trong khi người dân còn biết rất ít thông tin về chất lượng thuốc, thì việc mua phải những thuốc kém chất lượng là điều hoàn toàn có thể gặp phải.
Còn nhớ, tại một Hội thảo quốc tế “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động” được Bộ Y Tế tổ chức cách đây chưa lâu, nhiều thông tin phản ánh cũng được thừa nhận là thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng được làm giả tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được vì công nghệ ngày càng hiện đại. Và khuyến cáo cũng được nêu là, 50% thuốc được bán bất hợp pháp trên mạng internet là thuốc giả. Các loại thuốc theo nguồn xách tay hiện chưa kiểm soát được về chất lượng…
Các chuyên gia khuyến cáo, giải pháp trước mắt là khi mua thuốc, người dân có thể lắc vỉ thuốc xem có bị dính, bạc màu hay chảy nước không? Với chai thuốc nước thì chai có bị đóng cặn hay váng mốc không? Nếu thuốc có biểu hiện như vậy thì không nên mua và sử dụng.
Trong lúc để bảo vệ người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường thuốc tân dược, nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… đang ra sức phát huy và mở rộng các điểm bán tân dược bình ổn giá thì ngược lại, giá tân dược trên thị trường vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng. Bao giờ một trật tự chuẩn mực được thiết lập?
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình