Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhân lực ngành Y tế: Thách thức lớn

Thứ năm, 20/06/2013 - 15:17

(Thanh tra)- Việt Nam đang có 31 trường đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học (ĐH), 37 trường cao đẳng, mỗi năm cho ra trường 2.000 bác sỹ (BS), 700 cử nhân điều dưỡng, 2.000 điều dưỡng cao đẳng và 250 cử nhân y tế công cộng. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, nhân lực trình độ cao vẫn chạy về đô thị.

Theo nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế Việt Nam của Trường ĐH Y tế cộng đồng, nước ta hiện có 65,9% số xã chưa có BS đa khoa. Trong khi đó, cử nhân y khoa đào tạo 6 năm ra trường cũng mới chỉ có trình độ “mẫu giáo”, chưa làm chủ được các ca điều trị thông thường. Đặc biệt, cả nước mới chỉ có 81.200 điều dưỡng viên (ĐDV), trung bình đạt 1,5 ĐDV/BS, nếu theo chuẩn của Bộ Y tế cần 3 - 3,5 ĐDV/BS. Cán bộ y tế dự phòng mới chỉ đáp ứng 2/3 nhu cầu tuyến tỉnh và 1/2 nhu cầu tuyến huyện.

Chưa kể, trình độ của cán bộ y tế còn yếu, chỉ có 25% trình độ ĐH. Cán bộ y tế dự phòng chỉ có 11% có trình độ ĐH, còn chứng chỉ chuyên ngành y tế dự phòng cũng chỉ có 2%.

Cũng theo nghiên cứu, hiện nay cả nước có hơn 62.500 BS đa khoa (gần 11% làm trong y tế tư nhân), trung bình có 6,5 BS/10.000 dân, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Mặc dù dân số ở thành thị chỉ chiếm 28% dân số cả nước, nhưng có đến 60% số BS đa khoa.

Tại các tỉnh vùng núi phía Bắc như Điện Biên chỉ có 32,4% trạm y tế xã có BS; Sơn La là 22%; còn Lai Châu chỉ có 33,3%. Theo báo cáo của Sở Y tế Lai Châu, 100% trạm y tế xã của tỉnh chưa có BS đa khoa. Lai Châu đang có chính sách hỗ trợ 20 triệu đồng/BS cho một đợt đi “nằm vùng” ở các xã (3 - 5 năm) và tới 200 triệu đồng/tiến sỹ, nhưng không ai mặn mà.

Bộ Y tế cho biết, mỗi năm Việt Nam đào tạo hơn 6.500 BS, 2.800 dược sỹ, 5.000 cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng và 5,1 nghìn cán bộ y tế trình độ sau ĐH. Theo tính toán tới năm 2020, dù lượng sinh viên ra trường gấp 2 lần hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực y tế. Hầu hết các chuyên ngành đào tạo đều thiếu, nhưng thiếu nhất là ở các chuyên ngành lao, truyền nhiễm, y tế dự phòng.

PGS.TS Trần Quốc Kham, Giám đốc Dự án Phát triển Nguồn nhân lực y tế cho biết: Năm 2010, Bộ Y tế triển khai dự án đã phần nào “hóa giải” được những khó khăn trên. Theo đó, 17 trường ĐH, cao đẳng y dược; sở y tế 63 tỉnh, thành; 34 bệnh viện ở cả 3 tuyến đại diện cho 3 vùng miền trên toàn quốc được hưởng lợi từ dự án với số vốn 77.119 USD. Dự án đã tiến hành làm 3 hợp phần: Cải thiện công tác lập kế hoạch đào tạo và quản lý nguồn nhân lực; tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế, cải thiện hệ thống quản lý trong công tác cung cấp dịch vụ y tế và thực hiện 16 cam kết về chính sách.

Đến hết tháng 4/2013, dự án đã thực hiện gần 50% công việc, hoàn thành danh mục trang thiết bị thiết yếu cho các cơ sở đào tạo BS đa khoa, xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám, chữa bệnh, mua sắm phần mềm lượng giá sinh viên và triển khai cho các trường đào tạo ngành y, triển khai gói đào tạo cho nhân viên y tế vùng khó khăn, tổ chức các lớp tập huấn do chuyên gia Thái Lan, Malaysia về xây dựng quy trình chuyên môn tại các bệnh viện.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, muốn nâng cao trình độ nguồn nhân lực y tế, cần nâng cao trình độ đào tạo của các trường. Đồng thời, Ban Điều hành Dự án cần tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giám sát việc đào tạo; tổ chức các đoàn đi học tập, chia sẻ kinh nghiệm tại các trường ĐH trong khu vực ASEAN; đào tạo thạc sỹ điều dưỡng tại Trường ĐH Burapha, Thái Lan; tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực y tế cho các cán bộ quản lý từ T.Ư đến địa phương. Đặc biệt, cần tổ chức nhiều khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng bệnh viện nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, cán bộ y tế vùng khó khăn....

Thanh Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm