Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Đến hết tháng 9 lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho 100% người dân

Thứ tư, 15/03/2017 - 12:01

(Thanh tra) - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung cho biết, TP sẽ huy động tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện có tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn tham gia vào khám và lập hồ sơ sức khỏe.

Huy động tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện có tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn tham gia vào khám và lập hồ sơ sức khỏe. Ảnh: PA

Về lập hồ sơ sức khỏe cho từng người dân, sử dụng phần mềm tin học để lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân từng người dân (phần mềm quản lý sức khỏe chung của TP); sử dụng thông tin cá nhân người dân từ dữ liệu dân cư của TP cung cấp để thiết lập hồ sơ sức khỏe về hành chính; cập nhật thông tin sức khỏe vào hồ sơ sức khỏe qua khai thác trực tiếp người dân đến khám, qua kết quả các lần khám trước và qua các chương trình y tế (cao huyết áp, tiểu đường, bệnh xã hội, y tế học đường...); lập danh sách người dân thành các nhóm đối tượng để chuẩn bị khám sức khỏe (trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh; sinh viên; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; người cao tuổi, hưu trí; người dân lao động tự do và người khác).

Danh sách các nhóm trên được lập theo từng thôn, bản dân cư để thuận lợi cho việc tổ chức khám sức khỏe. Mỗi cán bộ trạm y tế được giao phụ trách một khu vực dân cư để chịu trách nhiệm theo dõi và đôn đốc quá trình thực hiện.

Tổ chức khám sức khỏe (khám lần đầu và khám định kỳ mỗi năm một lần) cho từng người dân. Tổng hợp thông tin sức khỏe của người dân theo từng nhóm đối tượng để chăm sóc, theo dõi và quản lý. Thành lập các đoàn khám, mỗi đoàn khám tối thiểu 30 người (11 bác sỹ, 11 điều dưỡng, kỹ thuật viên, 6 người nhập dữ liệu, 2 người đón tiếp). Mỗi quận, huyện, thành lập 3 - 5 đoàn khám tùy theo số lượng người khám. Nguồn nhân lực huy động từ các bệnh viện trên địa bàn, các trung tâm y tế và y tế tư nhân.

Về trang thiết bị, sử dụng thiết bị hiện có của các trung tâm y tế, các phòng khám, các trạm y tế và điều động thêm các trang thiết bị từ các Bệnh viện công lập và ngoài công lập; tổ chức tập huấn và giao nhiệm vụ cho các đoàn khám (tập huấn về khám lâm sàng, cận lâm sàng, kết luận, sử dụng phầm mềm nhập liệu để quản lý hồ sơ sức khỏe). Đồng thời, xây dựng lịch khám cụ thể cho từng xã, phường, thị trấn, cho từng nhóm đối tượng theo hình thức cuốn chiếu. Trên cơ sở xác định rõ tiền sử bệnh tật gia đình, tiền sử bệnh tật cá nhân hoặc yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe các cơ sở y tế thực hiện để tư vấn về phòng bệnh, về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe sinh sản; về điều trị tại trạm y tế hoặc chuyển tuyến khám, điều trị phù hợp với trình độ chuyên môn.

Tổ chức tăng cường năng lực cho trạm y tế thực hiện khám bệnh, quản lý sức khỏe người dân; rà soát bố trí đủ cán bộ làm tại trạm y tế, kết hợp với luân chuyển và tăng cường cán bộ y tế từ các bệnh viện xuống các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đảm bảo các trạm y tế đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này; đầu tư cơ sở vật chất khám chữa bệnh ban đầu, quản lý hồ sơ sức khỏe cho người dân; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; tăng cường công tác tư vấn dự phòng nâng cao sức khỏe.

Thời gian triển khai toàn TP từ 11/3/2017 đến 30/9/2017.

Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác dân số đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Công tác dân số đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Phương Anh

21:31 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm