Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh báo nguy cơ trở lại của bệnh bại liệt

Thứ năm, 08/05/2014 - 10:49

(Thanh tra) - Ngày 8/5, Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ trở lại của bệnh bại liệt, khuyến cáo cần thiết có sự hợp tác ứng phó quốc tế.

Tính đến cuối năm 2013, 60% các ca bệnh bại liệt là do sự lây lan quốc tế của vi rút bại liệt hoang dại, trong đó có nhiều bằng chứng cho thấy những du khách người lớn góp phần lây lan bệnh này.

Trong năm 2014 đã ghi nhận sự lan truyền quốc tế của vi rút bại liệt hoang dại từ 3 trong số 10 nước hiện đang lưu hành bệnh, gồm: khu vực Trung Á (từ Pakistan đến Afghanistan), Trung Đông (từ Syri đến Iraq) và ở Trung Phi (từ Cameroon đến Guinea). Theo thống kê của Chương trình thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, tính từ đầu năm đến nay, đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại (tăng 44 trường hợp so với năm 2013) tại 10 nước (Afghanistan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pakistan, Somalia, Iraq và Syri) trong đó Pakistan ghi nhận số mắc nhiều nhất (54 trường hợp).

Để ngăn chặn sự lây lan quốc tế của vi rút bại liệt hoang dại, WHO khuyến cáo cần thiết có sự hợp tác ứng phó quốc tế. Đối với các nước đang có ca bệnh, ưu tiên hàng đầu là phải ngăn chặn việc lây truyền của chủng vi rút bại liệt hoang dại ngay tại nước đó một cách nhanh nhất, thông qua việc áp dụng tất cả các biện pháp phòng, chống, cụ thể là các chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung (OPV), giám sát định kỳ vi rút và tiêm chủng.

Đối với các nước đang là nguồn làm lan truyền vi rút bại liệt hoang dại (Pakistan, Cameroon và Syri) WHO khuyến cáo, cần thông báo chính thức dịch bệnh. Việc ngăn chặn sự lây truyền vi rút bại liệt hoang dại là một vấn đề cấp thiết đối với sức khỏe cộng đồng của quốc gia; Bảo đảm tất cả người dân và du khách lưu trú dài (trên 4 tuần) dùng một liều OPV hoặc  IPV  trong vòng  4 tuần đến 12 tháng trước khi đi ra nước ngoài.

Đối với những người phải đi nước ngoài ngay (trong vòng 4 tuần) mà trước đó chưa dùng OPV hoặc IPV trong vòng 4 tuần đến 12 tháng gần đây, thì cần phải được sử dụng một liều vắc xin bại liệt ít nhất ngay tại thời điểm khởi hành; Bảo đảm du khách được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng theo Phụ lục 6 của Điều lệ Y tế quốc tế (2005), để làm căn cứ xác nhận đã được sử dụng vắc xin bại liệt. Tiếp tục duy trì các biện pháp trên cho đến khi các tiêu chí sau được đáp ứng: ít nhất là 6 tháng qua mà không có việc phát tán mới vi rút sang khu vực khác và có tài liệu chứng minh việc thực hiện đầy đủ các hoạt động thanh toán bệnh bại liệt trong các khu vực nguy cơ cao hoặc đang lưu hành. Trong trường hợp thiếu các tài liệu chứng minh việc thanh toán bệnh bại liệt, cần duy trì  thực hiện các biện pháp trên ít nhất là 12 tháng cho đến khi không xuất hiện việc lan truyền mới sang quốc gia khác.

Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã được công nhận loại trừ vào năm 2000. Cho đến nay, không ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại. Để duy trì thành quả trên, vắc xin phòng, chống bệnh bại liệt vẫn đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Trước tình hình lan truyền vi rút bại liệt hoang dại giữa các quốc gia (Afghanistan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pakistan, Somalia, Iraq và Syri) có diễn biến phức tạp và trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu, buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới gia tăng, Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo quyết liệt các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, trung tâm y tế dự phòng và các cơ quan liên quan giám sát chặt chẽ sự xâm nhập của vi rút bại liệt hoang dại vào Việt Nam (nếu có) để kịp thời ứng phó. Đồng thời duy trì việc tổ chức cho trẻ em uống vắc xin phòng bệnh bại liệt đạt tỷ lệ cao, để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm