Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo động… đường hóa học

Thứ bảy, 22/06/2013 - 20:50

(Thanh tra) - Chỉ cần cho vài viên đường hóa học, thêm ít mỡ cho có vẻ giống nước dùng được ninh từ xương. Đó là kỹ nghệ để có một nồi nước dùng phở ngon ngọt…

Hiện nay tại khu vực chợ Đồng Xuân, Hà Nội loại đường hóa học có tên Tang Jing, xuất xứ Trung Quốc xuất hiện khá nhiều tại các quầy bán đồ khô. Theo các chủ sạp hàng, khách hàng chủ yếu là các quán chuyên bán bún phở, chè... đường hóa học được bán ra với số lượng lớn và chỉ bán sỉ chứ không bán lẻ.

Theo những người bán hàng, đường Tang Jing có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30 - 70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200 - 600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều. Cứ 1kg đường Tang Jing (loại viên to bằng hạt đỗ, hình thoi) giá 220.000đồng, nhưng có độ ngọt cao hơn đường mía đến 40 lần, tức tương đương 40 kg đường thường.

 

Trung bình một nồi nước hầm xương 15 lít thì chỉ cần cho 30 - 35 viên đường hóa học là nồi nước hầm sẽ có vị ngọt đậm. Tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Chỉ cần một lạng đường loại này, giá vài mươi nghìn, có thể dùng để chế biến làm hàng cho cả tháng.

Theo TS. Đặng Chí Hiền, Viện Công nghệ hóa học, đường hóa học, các loại chất tạo ngọt được tổng hợp bằng phương pháp hóa học, thành phần chủ yếu là natri sacharin, không có giá trị dinh dưỡng, chỉ là dùng để làm tăng khẩu vị của món ăn. Người ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây nên cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều.

Một số loại đường hóa học còn có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ có tác hại gây kích thích niêm mạc đường ruột và ảnh hưởng đến chức năng men tiêu hóa, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và gây trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời có thể gây hại chức năng thận. Sử dụng bừa bãi có thể gây ung thư gan, thận, phổi, thậm chí gây dị dạng bào thai. Điều nguy hiểm ở chỗ loại đường này dễ dàng hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện.

B.Thái

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm