Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/07/2012 - 06:56
(Thanh tra) - Khi những giá trị văn hóa cổ được bảo tồn cũng đồng nghĩa tăng thêm sức thu hút du khách nhiều hơn. Đó là một trong những ý tưởng của đề án quy hoạch khu phố cổ Chợ Lớn từ Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Thiên Hậu, một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: T.L
Tên đầy đủ của đề án là “Ý tưởng thiết kế đô thị bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn”. Theo đó, thành phố sẽ hình thành một khu vực bảo tồn gồm các phường 10, 11, 13, 14 của quận 5 và phường 1, 2 của quận 6. Tổng diện tích khu quy hoạch rộng khoảng 68 ha.
Đây là một trong những khu vực phát tích của cả vùng đất Sài Gòn và là địa điểm khu làng Minh Hương lâu đời, được thành lập từ năm 1686. Khu vực này hiện đang tồn tại nhiều di sản văn hóa như đền, chùa, chợ Bình Tây cổ kính, nhà thờ cũng như còn lưu truyền hàng loạt lễ hội mang đậm màu sắc dân gian, …
Một trong những hạn chế lớn nhất của khu vực này kéo dài nhiều năm qua là dù có sự phát triển nhanh, nhưng lại thiếu vắng quy hoạch, vì thế đã làm cho khu vực Chợ Lớn trở nên nhếch nhác, thậm chí nhiều khu nhà cổ, đền, chùa bị xâm hại nghiêm trọng. Có lẽ điều này đã giải thích vì sao khi báo cáo với UBND thành phố, Sở Quy hoạch Kiến trúc nhấn mạnh rằng, việc bảo tồn khu vực này đang ngày càng trở nên cấp bách vì nó đang bị “phá hoại” bởi áp lực phát triển.
Theo nhóm chuyên gia nghiên cứu dự án, thực hiện quy hoạch khu phố cổ theo dự án không những giúp bảo tồn các di sản, bản sắc văn hóa của vùng đất Chợ Lớn, mà còn có thể phát huy những giá trị di sản hiện có để phục vụ khai thác du lịch, phát triển kinh tế xanh.
Các chuyên gia khẳng định tiềm năng du lịch tại khu vực này là rất lớn, tiếc là hiện tiềm năng này đang bị xem nhẹ và còn chưa được khai thác hết.
Một hạn chế khác đang tồn tại lâu nay là các chính sách hiện chỉ mới dừng lại ở việc chú trọng vào các di sản hoành tráng nhưng đã bỏ qua những thứ gọi là “tài sản di sản hàng ngày”, cụ thể là nhà phố theo kiến trúc cổ, phố đi bộ và cảnh quan đường phố.
Tuy nhiên, thành phố cũng tỏ ra thận trọng với ý tưởng hình thành một “Hội An” ngay giữa lòng Sài Gòn, vì thế việc thực hiện sẽ trải qua bước thí điểm trước khi triển khai cho toàn diện tích quy hoạch 68 ha.
Khu phố cổ thí điểm sẽ chỉ rộng chừng 14 ha và được chia làm 3 điểm nhấn chủ đạo gồm:
Đầu tiên là chợ Bình Tây và các dãy phố lân cận từ đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - kênh Hàng Bàng với tổng diện tích khoảng 4,2 ha. Mục tiêu cải tạo khu vực này là làm tăng diện tích không gian công cộng chợ Bình Tây; Nâng cấp quảng trường phía trước chợ; Củng cố hình ảnh Chợ Lớn, đồng thời phục hồi hệ thống Kênh Hàng Bàng nhằm tái lập mối quan hệ chợ - kênh, trên bến dưới thuyền như trước đây. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp mặt đường cho người đi bộ, tổ chức bãi đậu xe và hợp lý hóa giao thông trong điều kiện mới.
Khu vực thứ hai có diện tích 4,6 ha bao quanh các đường Phú Định, Nguyễn Án, Triệu Quang Phục. Đặc trưng của khu vực này là có nhiều đình, chùa, hội quán mang nét đặc trưng của người Hoa như chùa Tam Sơn, đình Minh Hương... Mục tiêu bảo tồn với khu vực này là giữ gìn và củng cố các di sản tài sản văn hóa, cả hữu hình và vô hình. Thành phố sẽ có hướng dẫn bảo tồn và phát triển, quy hoạch sử dụng đất, giảm lưu lượng giao thông và bãi đậu xe, tăng cường không gian công cộng, phát triển du lịch...
Đặc biệt, trong ý tưởng thí điểm quy hoạch bảo tồn này có khu vực được tạo môi trường phát triển mới, hình thành vùng đệm giữa dải phát triển và khu vực di sản và giải quyết cảnh đô thị chưa hoàn chỉnh về phía Đại lộ Đông Tây. Khu vực này giới hạn bởi các đường Hải Thượng Lãn Ông - Vạn Kiếp - Võ Văn Kiệt, rộng khoảng 5,3 ha...
Theo ước tính, có khoảng 940 hộ gia đình trên kênh Hàng Bàng, và 58 sạp hàng không cố định dọc theo mặt tiền phía Nam chợ Bình tây chịu ảnh hưởng của quy hoạch khu phố cổ này. Khu này được xác định có tiềm năng phát triển du lịch to lớn một khi chuyển đổi thành một không gian công cộng lớn, bờ kênh được trồng cây xanh cho du khách tản bộ, hóng mát trong khi dưới dòng kênh hình thành các tuyến vận tải hành khách đường thủy.
Ngoài ra, những gian hàng ẩm thực, mua sắm sẽ được bố trí hợp lý, kể cả việc hình thành những khu vực dành cho hàng rong.
Ý tưởng khu phố cổ này đang được lấy ý kiến từ các Sở, ngành, cơ quan chức năng trước khi UBND thành phố đưa ra quyết định cuối cùng.
Thiện Nhân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình