Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/09/2011 - 17:48
Đối với những người Mỹ, ngày 10/9 này là ngày bắt đầu tuần lễ tưởng niệm 10 năm các vụ khủng bố kinh hoàng khiến gần 3.000 người thiệt mạng và làm sụp đổ Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) - từng là biểu tượng kiêu hãnh của Hoa Kỳ.
Công việc xây dựng vẫn đang tiếp tục tại khu vực Trung tâm thương mại thế giới ngày 6/9/2011 - Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyến bay American Airlines 11, United Airlines 175 đâm sập Tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới cao 110 tầng ở thành phố New York; American Airlines 77 đâm nổ tung phần sườn phía Tây Lầu Năm Góc gần thủ đô Washington; United Airlines 93 đâm xuống ngoại ô thành phố Shanksville, bang Pensylvania sáng 11/9/2001 đã khắc ghi vào lịch sử nước Mỹ như một nỗi đau, một vết thương khó lành.
Cảnh tượng hoảng loạn, những cột lửa và khói đen khổng lồ như muốn thiêu rụi cả thành phố New York ngày ấy, giờ vẫn khắc ghi trong tâm trí của nhiều người dân Mỹ.
2.996 người thuộc 70 quốc gia thiệt mạng, 18.000 doanh nghiệp nhỏ ở thành phố New York bị phá sản hoặc mất trụ sở, cổ phiếu chứng khoán bị mất giá 1.400 tỷ USD trong tuần đầu tiên và hơn 40 tỷ USD chi riêng cho bồi thường bảo hiểm.
Bấy nhiêu đó cũng chưa thể nói hết mức độ khủng khiếp của vụ 19 tên không tặc, chia thành 4 nhóm, cướp 4 máy bay thương mại tấn công vào các cơ sở vốn được coi là biểu tượng của sức mạnh Mỹ.
Tổ chức kỷ niệm
Đối với những người Mỹ, ngày 10/9 này là ngày bắt đầu tuần lễ tưởng niệm 10 năm các vụ khủng bố kinh hoàng khiến gần 3.000 người thiệt mạng và làm sụp đổ Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) - từng là biểu tượng kinh tế của siêu cường lớn nhất thế giới.
Lễ tưởng niệm sự kiện đã trôi qua đúng một thập kỷ được bắt đầu bằng những bài phát biểu khơi lại lòng yêu nước, tình đoàn kết của người dân Mỹ, các buổi cầu nguyện cho những người đã chết trong ngày 11/9/2001 và cả trong các cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động kể từ ngày đó.
Nhưng bao trùm lên dịp lễ tưởng niệm năm nay là nỗi lo lắng và cả sự cảnh giác cao độ của người Mỹ trước mối đe dọa bị tấn công khủng bố hiện hữu song chưa được kiểm chứng.
Lễ tưởng niệm được bắt đầu vào trưa 10/9 tại Shanksville thuộc bang Pennsylvania với sự có mặt của cựu Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Joseph Biden. Mười năm trước, thành phố ở bang miền Đông nước Mỹ này là nơi đã chứng kiến chiếc máy bay thứ 4 bị bọn không tặc khống chế rơi xuống một đồng cỏ và nổ tung làm 37 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Trước khi tham dự buổi lễ tưởng niệm tại nhà thờ Saint Patrick nằm cách Khu vực số 0 (Ground Zero) khoảng 100 mét, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ (DHS), bà Janet Napolitano, kêu gọi tất cả người dân Mỹ luôn cảnh giác trước nguy cơ khủng bố, đồng thời cam kết "bảo vệ người dân Mỹ khỏi mối đe dọa khủng bố có thể xuất hiệt trong dịp này và cả trong tương lai".
Trong dịp này, Tổng thống Barack Obama có kế hoạch tham gia một buổi hoạt động từ thiện ở Washington, trước khi tham dự các buổi lễ tưởng niệm chính thức tại 3 địa điểm từng chứng kiến thảm kịch 11/9/2001.
Đổi thay sau 10 năm
Tròn 10 năm kể từ thảm họa 11/9, nước Mỹ vẫn phát triển và có nhiều đổi thay, an ninh đã được bảo đảm tốt hơn, nhưng đan xen ngổn ngang những việc phải làm là mối lo chưa dứt.
Kết quả thăm dò của tổ chức Pew Research Center cho biết có tới 97% người Mỹ cho rằng đã 10 năm trôi qua nhưng họ vẫn nhớ như in vụ 11/9 và thảm kịch này ít nhiều đã ảnh hưởng tới họ và gia đình.
Ngay một năm sau thảm kịch, một tháp tưởng niệm đã được dựng lên tại Lầu Năm Góc, nhưng việc xây dựng lại khu tòa Tháp đôi ở New York vẫn ngổn ngang.
Đến tháng 8/2011, các nhóm nhân chủng học mới chỉ nhận dạng được di hài và tư trang của 1.631 người, số nạn nhân xấu số chưa được nhận dạng chiếm đến 41%.
Chưa kể hàng nghìn người trong 40.000 công nhân và tình nguyện viên dọn đống đổ nát tòa Tháp đôi ngày ấy, nay đã bị chết vì bệnh hoặc đang khiếu kiện vì quỹ bồi thường của chính phủ không công nhận bệnh ung thư mà họ mang trên mình là do nhiễm phải trong quá trình dọn đống đổ nát Tòa tháp đôi.
Các cuộc tranh cãi vẫn chưa dứt xung quanh con số hơn 1 triệu người đã và đang bị liệt vào danh sách tình nghi khủng bố cần phải theo dõi. Người dân Mỹ cũng cảm thấy bị xâm phạm riêng tư khi các cơ quan chức năng, dưới danh nghĩa chống khủng bố, thực thi Đạo luật Yêu nước, thường xuyên nghe lén điện thoại và đọc thư điện tử của những ai tình nghi.
Nước Mỹ, sau vụ 11/9, đã nhận được sự đồng cảm và cộng đồng thế giới cũng đứng về phía Mỹ, lên án vụ khủng bố và chia sẻ nỗi đau.
(Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình