Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/09/2019 - 17:40
(Thanh tra) - Với chủ đề “Cải cách chính sách tài chính nhằm tạo động lực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019 do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan Hợp tác kỹ thuật của Đức, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hôm nay (19/9) tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn. Ảnh: QT
Diễn đàn Tài chính Việt Nam là sự kiện được Bộ Tài chính tổ chức thường niên từ năm 2017. Đây là nơi quy tụ các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các chuyên gia trong và ngoài nước, các đối tượng thụ hưởng và chịu tác động của các chính sách… cùng nhau thảo luận, chia sẻ để hình thành hệ thống các luận cứ khoa học cho việc đề xuất, kiến nghị các giải pháp cải cách chính sách tài chính mang tính đột phá nhằm tìm kiếm động lực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam trong các chính sách tài chính, hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định còn nhiều khó khăn, thách thức, dự báo trong 5-10 năm tới kinh tế có dấu hiệu suy giảm, một bộ phận rơi vào khủng hoảng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, yếu tố khoa học công nghệ đang là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi phát triển. Đó là bối cảnh để hoạch định chính sách cho tương lai.
Để phát triển nhanh và bền vững, quan điểm của Bộ Tài chính là phát triển phải trên cơ sở hiệu quả, bền vững, bao trùm. Với quan điểm đó, phát triển chính sách tài chính ngân sách phải đảm bảo thúc đẩy các vấn đề xã hội, trọng yếu là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo dịch vụ công cần thiết với chất lượng đạt yêu cầu của khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: QT
Chính sách tài chính không thể không nhắc tới đó là phát triển nhưng phải đi liền với việc giải quyết môi trường, đảm bảo sự bền vững phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu.
Với yêu cầu và mục tiêu phát triển trong trung hạn 2020 - 2020 và dài hạn 2020 - 2030 nếu không phát triển được ở mức độ 7- 7,5% trong 10 năm tới thì không còn cơ hội để phát triển, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đề nghị tại Diễn đàn này các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đánh giá lại thực trạng hiện nay của chính sách tài chính của Việt Nam góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững, từ đó chỉ ra được những thách thức tồn tại của chính sách đó.
Thứ trưởng tin tưởng với kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia, các nhà quản lý, các diễn giả quốc tế và Việt Nam và hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Đức, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Diễn đàn sẽ đóng góp nhiều giải pháp trong việc tìm kiếm các động lực trong chính sách tài chính nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh: QT
Tham tán thứ nhất, Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, ông Sebastian Paust cho rằng, ngân sách Nhà nước cần phải được đảm bảo cân bằng, không làm tăng các khoản vay. Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này thông qua việc đưa ra các chính sách tài chính để cân bằng. Các chính sách tài khóa cần giảm bớt các khoản nợ nhưng không làm ảnh hưởng, hoặc làm giảm các khoản đầu tư của Chính phủ đối với các vùng cần đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó đòi hỏi sự linh hoạt trong chính sách thuế. Nợ công cũng cần được xem xét ở mức nào cho phù hợp, đưa ra chính sách phù hợp, đặc biệt hướng tới mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai.
Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019 được thông qua các phiên thảo luận, các diễn giả, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp trong đó tập trung làm rõ về cải cách chính sách tài chính đổi mới mô hình tăng trưởng; các điểm nghẽn và giải pháp đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng; vấn đề đầu tư nguồn vốn con người và năng suất lao động; kinh nghiệm quốc tế về cải cách chính sách tài chính nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển bền vững; cải cách chính sách tài khóa; chính sách thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và huy động nguồn lực để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế.
TQ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý