Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗ lực kết hợp các giải pháp

Thứ ba, 17/07/2012 - 14:28

(Thanh tra)- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng hơn 2% so với cuối năm 2011, thấp nhất trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong tháng 6, lần đầu tiên sau 38 tháng liên tục tăng, CPI rơi xuống mức âm gần 0,3%. Như vậy, lạm phát đã cơ bản được khống chế, nhưng dấu hiệu suy giảm kinh tế lại đang gia tăng đáng lo ngại. Nếu không quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế cuối năm sẽ khó về đích.

Tổng cầu và sức mua vẫn giảm sút

Theo các chuyên gia kinh tế, từ tháng 6/2012 đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về các gói hỗ trợ tín dụng, tài chính nhằm kích cầu sản xuất, tiêu dùng dù đã có những tác động nhất định nhưng chưa “đủ lực” để cải thiện những bất ổn nội tại. Tổng cầu vẫn còn khá khiêm tốn khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng tính chung 6 tháng đầu năm ước chỉ tăng 0,4% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tổng mức bán lẻ 6 tháng đầu năm tăng 19,88% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó nhóm hàng thương nghiệp có mức tăng thấp nhất (19,3%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 6 tháng đầu năm chỉ tăng 6,8%, đây là mức tăng thấp trong nhiều năm. Trong khi đó, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 26%, tập trung vào các ngành khai thác than, giấy, bao bì, chế biến sản phẩm rau quả, sản phẩm plastic, phân bón, xi măng, thép… 

Theo Tổng cục Thông kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó quý I tăng 4%, quý II tăng 4,6%, đều thấp hơn cùng kỳ 2011. Dự báo những tháng tiếp theo, CPI có thể còn tiếp tục âm, nếu vòng quay của đồng vốn và hàng hóa không được khơi thông.

Chính sách “cứu” doanh nghiệp cần đủ lực

Hiện, lãi suất huy động đang có xu hướng giảm (9%/năm lãi suất dưới 12 tháng), lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn cho một số lĩnh vực ưu tiên xuống mức 13%/năm, các khoản nợ cũ giảm về 15%/năm. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn và tiếp cận vốn của doanh nghiệp (DN) vẫn khó khăn, nợ xấu NH và nợ đọng trong nền kinh tế khá cao nên tín dụng từ nay đến cuối năm khó có thể tăng mạnh.

Nợ xấu của NH đến 31/3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Trong đó, nợ xấu cho vay bất động sản chiếm khoảng 10,3% tổng nợ xấu của NH. Giá trị tài sản bảo đảm cho nợ xấu trong dư nợ bất động sản lên tới 180% dư nợ, dù không thể mất vốn nhưng giải tỏa được số tài sản lớn tồn đọng này không thể “một sớm, một chiều”.

Vì vậy, NH cũng khó có thể tiếp tục cho DN vay. Việc cho vay lãi suất thấp (dưới 13%) đối với 4 nhóm đối tượng ưu tiên cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ NH và không phải DN nào cũng đủ điều kiện để NH cho vay. Việc giảm lãi suất nợ cũ về 15%/năm theo yêu cầu của NH Nhà nước cũng khó thực hiện với nhiều NH, vì còn phụ thuộc vào cân đối nguồn vốn, lợi nhuận của từng NH.  

Do đó, cần nhanh chóng cơ cấu lại nợ để DN có thể vay được vốn NH. Việc xử lý nợ xấu cho cả hệ thống DN cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước và sự vào cuộc của các ngành, địa phương. Từng DN cũng phải tự cơ cấu lại sản xuất kinh doanh của chính mình để nâng cao năng suất lao động, hạ được chi phí, tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, không để các ngành độc quyền như điện, than, lãi suất NH, các ngành dịch vụ công… tăng giá, phí bất hợp lý. Có như vậy, sức mua mới được cải thiện và đương nhiên sẽ kích thích được sản xuất, lưu thông sản phẩm của DN, chặn được đà suy giảm kinh tế.

Hà Lê

Agribank giảm lãi suất cho vay

NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết đã chính thức áp dụng lãi suất cho vay tối đa là 15%/năm.

Đợt giảm lãi suất cho vay lần này sẽ được Agribank áp dụng đối với tất cả các khoản vay các khách hàng vay sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. 4 nhóm tín dụng thuộc diện ưu tiên là nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa thì  áp dụng mức trần lãi suất cho vay 13%/năm. Các lĩnh vực khác Agribank căn cứ vào nhu cầu vay vốn, uy tín, khả năng trả nợ để  áp dụng có mức lãi suất cho vay phù hợp với mức tối đa 15%/năm.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Agribank đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đồng nghĩa với việc giảm doanh thu lãi tiền vay hơn 3.000 tỷ đồng. Nếu như đợt này áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa 15% thì dự kiến giảm doanh thu lãi tiền vay khoảng 4.500 tỷ đồng. “Việc này cũng gây khó khăn về mặt tài chính với Agribank. Nhưng, chúng tôi nhận thức rằng, đây là biện pháp hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp. Agribank sẽ tiết kiệm các khoản chi phí để bù đắp số thu lãi tiền vay bị giảm do giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay”, ông Nguyễn Ngọc Bảo nói.

Đăng Khoa

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán ra của thị trường ô tô cao nhất trong năm

Doanh số bán ra của thị trường ô tô cao nhất trong năm

(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.

Uyên Uyên

16:28 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm