Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TPP - “sức ép” chống hối lộ, tham nhũng

Thứ năm, 08/10/2015 - 09:39

(Thanh tra) - Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu lớn mà còn tạo ra những “sức ép” cạnh tranh ngay trên “sân nhà”, cũng như đòi hỏi phải minh bạch hóa, chống “xói mòn” của việc hối lộ, tham nhũng lên nền kinh tế.

TPP tạo nên "sức ép" phải chống hối lộ, tham nhũng lên nền kinh tế hiệu quả

Cam kết chống hối lộ hiệu quả

Theo cam kết, các bên tham gia TPP phải đảm bảo rằng, trong chừng mực có thể, luật pháp, quy định, quy chế hành chính có liên quan tới bất kỳ vấn đề nào được quy định bởi Hiệp định TPP sẽ được công bố công khai và tiếp nhận các nhận xét. 

Các Bên sẽ đảm bảo quyền lợi theo quy trình thủ tục đối với tố tụng hành chính cho các bên liên quan đến TPP, bao gồm việc nhanh chóng xem xét thông qua các tòa án hoặc thủ tục tố tụng hành chính hoặc quan tòa công bằng. 

Cùng với đó, đồng ý áp dụng hoặc duy trì luật hình sự hóa đối với việc cung cấp những lợi ích không chính đáng của một công

Ngày 7/10, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, “các yêu cầu của hiệp định TPP rất cao, trong đó có việc thực thi khuôn khổ pháp lý bao gồm các quy định có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và một số lĩnh vực khác.

Chúng ta sẽ tiếp tục sửa đổi bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với tình hình mới. Đi đôi với đó là xây dựng ban hành mới những quy định pháp luật khác, cho nên dù g có TPP hay không có TPP, chúng ta vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các thể chế của chúng ta. Theo tôi, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta cần phải làm ngay để bắt kịp tiến độ khi Hiệp định đi vào hiệu lực”.

chức hay những hành động hối lộ khác có ảnh hưởng đến đầu tư và thương mại quốc tế.

Các Bên cũng cam kết sẽ áp dụng hiệu quả các quy định và luật pháp về chống hối lộ. Hơn nữa, các bên đồng ý nỗ lực duy trì hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử của các công chức cũng như các biện pháp nhằm xác định và quản lý xung đột lợi ích, qua đó tăng cường đào tạo công chức, tránh việc xử dụng quà tặng, khuyến khích việc thông báo về các hành động hối lộ và có hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với các công chức có hành động hối lộ. 

Trong một phụ lục của Chương “minh bạch hóa và chống tham nhũng”, các bên TPP cũng đồng ý với các điều khoản thúc đẩy tính minh bạch và quy trình liên quan đến danh sách và các chi phí cho các sản phẩm dược phẩm hoặc các thiết bị y tế. Các cam kết trong phụ lục này không thuộc đối tượng của thủ tục giải quyết tranh chấp.

Cho phép sử dụng trả đũa thương mại 

Khi có tranh chấp trong quá trình thực hiện toàn bộ Hiệp định TPP, các bên sẽ ngồi lại giải quyết thông qua tham vấn và khi cần thiết có thể thông qua các Ban hội thẩm công bằng, không thiên vị, trừ một số ít trường hợp đặc biệt. 

Công chúng có thể theo dõi tiến trình tố tụng từ thời điểm các đệ trình được công bố và có thể theo dõi phiên điều trần, báo cáo cuối cùng của các Ban hôi thẩm cũng sẽ được công bố. 

Đàm phán TPP thành công, đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cần phải làm ngay để bắt kịp tiến độ khi Hiệp định đi vào hiệu lực

Các bên TPP sẽ nỗ lực hết sức nhằm giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác và tham vấn và được khuyến khích sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác nếu phù hợp. 

Trong trường hợp tham vấn thất bại, các bên có thể yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm, được thành lập trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn hoặc 30 ngày đối với hàng hóa mau hỏng. 

Ban Hội thẩm sẽ bao gồm 3 chuyên gia độc lập về thương mại quốc tế và tuân theo một quy tắc ứng xử chung nhằm đảm bảo tính thống nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp. 

Trong vòng 150 ngày kể tư khi thành viên cuối cùng của Ban được chỉ định hoặc 120 ngày trong trường hợp khẩn cấp, như là trường hợp liên quan tới các hàng hóa dễ hỏng, Ban Hội thẩm sẽ có một báo cáo ban đầu. 

Báo cáo này sẽ được đóng “mật” và các Bên có thể nhận xét bổ sung. Báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày có báo cáo ban đầu và phải được công báo trong vòng 15 ngày nhưng các thông tin mật sẽ được giữ kín.

Để đảm bảo các Bên sẽ tuân thủ, Chương giải quyết tranh chấp cho phép sử dụng trả đũa thương mại (ví dụ như ngừng không cho hưởng lợi ích), nếu một Bên không tuân thủ với nghĩa vụ của mình. Trước  khi sử dụng biện pháp trả đũa thương mại, Bên không tuân thủ có thể thảo luận hoặc yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để khắc phục các vi phạm của mình.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm