Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phạt đến 10 tỷ đồng tổ chức, cá nhân vi phạm về môi trường

Thứ hai, 19/10/2015 - 21:17

(Thanh tra) - Đây là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được thảo luận tại hội thảo tội phạm về môi trường, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 19/10, tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội thảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tới đây, các hành vi xả nước thải, khí, bụi có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ, thải chất rắn có chứa chất phóng xạ, gây ô nhiễm môi trường; phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia… có thể sẽ bị phạt 10 năm tù, hoặc phạt tiền lên đến 10 tỷ đồng đối với tổ chức và cá nhân vi phạm.

Tại hội thảo, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, những năm qua, các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường ở Việt Nam đang diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp, khó kiểm soát. Tuy nhiên, các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự còn thiếu tính khả thi, chưa thực sự hiệu quả, thậm chí, nhiều tội danh vi phạm còn chưa từng được áp dụng để xử lý, các vụ việc hiện mới chỉ tập trung xử lý hành chính, chỉ có vài tội xử lý hình sự. 

Ở khía cạnh lý luận,tội phạm môi trường hiện nay chủ yếu được xác định là “trật tự quản lý hành chính nhà nước về môi trường”. Cách xác định này, ngoài việc không thể hiện đúng bản chất quan hệ xẽ hội cần được bảo vệ còn dẫn đến một thực tế là pháp luật hành chính trong một số trường hợp có thể bị vô hiệu hóa pháp luật hình sự, cũng như tạo kẽ hở cho để các tổ chức, cá nhân lách luật, gây thiệt hại đến môi trường.

Hiện nay, các quy định về tội phạm môi trường chưa phát huy được đúng mức hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường bởi số lượng vụ việc thực tế quá ít. Các điều luật sử dụng quá nhiều cấu thành vật chất và có quá nhiều yếu tố định tính. Đó là chưa kể, không có trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và thủ tục tố tụng qua nhiều khâu, được thực hiện bới những cơ quan không chuyên nên không hiệu quả. 

Đại diện Vụ Pháp chế kiến nghị cần phân loại tội phạm cũng như tăng nặng hình phạt và đa dạng hóa các loại hình phạt. Ngoài ra, cần áp dụng hình phạt đối với pháp nhân, đa dạng hóa nguồn luật, cần có hướng dẫn mức độ “nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”...

GS.TS Lê Hồng Hạnh cho rằng, với quy định xử lý hình sự từ 12.000 m3/ngày đêm thì số cơ sở thuộc diện bị xử lý rất ít, trong khi đó, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lớn lại thuộc số những cơ sở có lưu lượng xả thải trung bình. Do vậy, để mức xử lý từ 12.000 m3/ngày là không hợp lý. Trong bối cảnh thực tiễn nền kinh tế thị trường nước ta đang hội nhập sâu và rộng nền kinh tế thế giới, vì vậy, hành vi phạm tội và tính chất các loại tội phạm đang ngày càng có xu hướng phức tạp hơn. Bộ luật Hình sự ra đời từ năm 1999 qua các lần sửa đổi nhưng vẫn còn rất nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao cũng nhận định, nếu theo mức xử phạt hành chính hiện nay đối với lượng nước thải từ 12.000 đến 20.000m3/ngày là quá cao so với quy định xử lý hình sự, bởi trong thực tiễn sẽ không có doanh nghiệp nào xả thải với mức độ lớn như vậy. 

Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, chế tài sẽ không còn nhẹ khi được luật hóa vào các bộ luật có liên quan. Theo đó, tội phạm về môi trường sắp tới cũng sẽ được xử lý hình sự khi bộ Luật Hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua. Việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với các quy định về tội phạm môi trường của bộ Luật Hình sự là rất cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Các đại biểu tới tham dự hội thảo kỳ vọng Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này với nhiều sửa đổi, bổ sung thêm nhiều tội danh mới, quy định thêm các chủ thể phạm tội với mức hình phạt nghiêm khắc về phần tội phạm môi trường sẽ đảm bảo tính răn đe, giáo dục tốt hơn so với trước đây..

  Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm