Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/06/2016 - 15:14
(Thanh tra) - Ông Nguyễn Văn Vinh, trú tại thôn Kỹ Sơn, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương phản ánh gia đình có thửa đất ở thôn Kỹ Sơn đã sử dụng ổn định từ nhiều đời qua được chính quyền cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ), thửa đất số 94, tờ bản đồ số 05, diện tích 560m2, có 1 ao thả cá khoảng 60m mang tên ông Nguyễn Văn Miện (bố ông).
Năm 2013, ông Nguyễn Văn Miện qua đời, đã để lại QSDĐ cho ông.
Đến tháng 5/2014, khu đất trên được chính quyền địa phương cấp GCNQSDĐ mới mang tên Nguyễn Văn Vinh cùng vợ là Nguyễn Thị Xuân.
Sự việc sẽ không có gì đáng nói, nếu như tháng 7/2014, ông Nguyễn Văn Thành (hộ liền kề) không có ý định phá bức tường ngăn trước đó 2 gia đình xây chung để bảo vệ đất và xây dựng tường mới lấn sang diện tích đất của gia đình ông khoảng 30 - 40cm (chiều rộng), 12m (chiều dài). Khi gia đình có ý kiến, ông Thành không những không đồng ý mà còn đòi lấn thêm 20cm đất vào trong tường công trình phụ của gia đình ông xây từ năm 1979.
Quá bất bình, gia đình đã nhiều lần làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét giải quyết, UBND xã Tân Dân cũng nhiều lần tổ chức hòa giải nhưng không thành, ông Vinh đã khởi kiện tới TAND thị xã Chí Linh.
Sau khi xem xét đơn và hồ sơ gửi kèm, TAND thị xã Chí Linh không thụ lý hồ sơ với lý do, UBND xã tổ chức hòa giải không đủ thành phần theo quy định như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác để tổ chức hòa giải.
Ông Vinh tiếp tục gửi đơn đề nghị UBND xã Tân Dân xem xét, nhưng không được chấp nhận với lý do “không ai có quyền đề nghị giải quyết lại”. Để rồi đến tháng 3/2016, gia đình ông Thành tiếp tục xây tường lấn sang bên đất gia đình.
Ông Vinh muốn biết cần làm gì để tòa án thụ lý đơn khởi kiện và những thành phần tham gia hòa giải tại cấp xã như thế nào?
Ý kiến của chúng tôi:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 203 của Luật Đất đai 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2014, trường hợp tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và vụ việc tranh chấp đất đai đó đã được hòa giải không thành tại UBND cấp xã thì do TAND giải quyết.
Trường hợp đương sự nộp đơn khởi kiện mà tranh chấp đó chưa qua hòa giải tại UBND cấp xã, hoặc đã qua hòa giải nhưng thực hiện không đúng trình tự, thủ tục quy định, thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn đương sự thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.
Hòa giải tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình với thành phần Hội đồng Hòa giải cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ hòa giải phải tiếp xúc với các bên để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan. Trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, mà đương sự có GCNQSDĐ thì hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến TAND để giải quyết.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Vinh, muốn được tòa án thụ lý đơn khởi kiện việc hộ liền kề lấn chiếm đất thì thủ tục bắt buộc là tranh chấp phải được hòa giải tại UBND xã.
Mặc dù UBND xã đã tổ chức hòa giải giữa ông Vinh và bị đơn. Thủ tục hòa giải do UBND phường thực hiện chưa đúng, thiếu thành phần của Mặt trận Tổ quốc, thiếu các tổ chức xã hội trong xã và đại diện của các hộ liền kề; biên bản hòa giải không được lập đúng nội dung và hình thức quy định nên không được tòa án chấp nhận.
Việc tòa án đề nghị ông Vinh về UBND xã thực hiện lại thủ tục hòa giải là đúng quy định. Kể từ ngày UBND xã nhận được đơn đề nghị tổ chức hòa giải lại của ông Vinh, UBND phường có trách nhiệm tổ chức hòa giải trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Trường hợp UBND xã không tiến hành hòa giải lại, gia đình ông có thể gửi đơn đến các cơ quan cấp trên là UBND thị xã Chí Linh kiến nghị việc UBND xã tiến hành hòa giải không đúng trình tự thủ tục theo quy định và đề nghị được xem xét giải quyết.
Luật sư Trần Văn Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà