Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 17/12/2014 - 08:59
(Thanh tra) - Sợ bị trù dập, đe dọa, trả thù nên đa số người bị tạm giữ, tạm giam không dám hay không thể thực hiện được quyền khiếu nại, tố cáo dù có bị bức cung, nhục hình, xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của con người…
Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, thực tế, hầu như không có người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện được quyền khiếu nại, tố cáo. Ảnh: Thảo Nguyên
Đó là thông tin được cho biết tại “Tọa đàm về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thực tiễn thi hành” do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 16/12.
Không đến được địa chỉ cần gửi
Những năm gần đây, câu chuyện bức cung, nhục hình trong quá trình bị bắt, giam, giữ trở thành vấn đề “nóng”. Có việc bắt người tùy tiện, bắt oan, giạm giữ, tạm giam người không có lệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, quyền khiếu nại, tố cáo của người tạm giữ, tạm giam khi bị xâm phạm không được “kêu thấu” đến cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, pháp luật quy định người bị tạm giữ,
tạm giam có quyền được khiếu nại, tố cáo, kể cả đơn yêu cầu tới cơ quan pháp luật để giải quyết vụ việc. Nhưng trong thực tế hầu như không có trường hợp nào thực hiện được quyền này.
“Chủ thể bị tố cáo là người trực tiếp quản lý người bị tạm giam, tạm giữ và đơn thư khiếu nại, tố cáo của họ đều phải qua sự kiểm tra của trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam cho nên họ sợ bị trù dập, trả thù và cách tốt nhất là không thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo”, ông Nguyễn Hồng Tuyến nói.
“Hầu hết các bị can trong các vụ mà tôi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi đều trả lời rằng họ không được viết đơn, vì cán bộ quản giáo nói đang trong quá trình điều tra không được viết đơn, có nhắn cho người nhà cái gì thì nhắn”, luật sư Trương Văn Dũng chia sẻ.
Cũng có một số trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam được cán bộ quản giáo cho phép viết đơn khiếu nại, tố cáo nhưng đơn đó lại không được gửi đến địa chỉ cần gửi và lý do đơn giản là quản lý trại giam không gửi. Chỉ đến khi nhiều vụ án oan sai được phanh phui mới thấy rõ vấn đề này.
Quy rõ cơ chế giám sát
Nhằm ghi nhận được tình trạng thực tế của nơi giam giữ, bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, tiếp nhận được nguyện vọng, ý chí, phản ánh, khiếu nại, tố cáo thực sự của họ, các chuyên gia và luật sư đề nghị, cần phải xây dựng cơ chế giám sát.
Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh Hà Tĩnh Lê Hoàn lưu ý, người bị tạm giam, tạm giữ phải được khiếu nại, tố cáo bằng đơn, thư hoặc bằng miệng. Khi nhận được đơn thư, phản ánh khiếu nại, tố cáo không chỉ nhanh chóng giải quyết mà còn phải báo cáo với Viện Kiểm sát cấp trên để trình tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Theo luật sư Trương Văn Dũng, luật phải quy định một cách rõ ràng các quyền của người bị tạm giam, tạm giữ, không được quy định có tính chất chung chung, “nước đôi”. Trong đó, cần quy định rõ người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được gặp người thân, quyền gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo qua cán bộ quản lý trại giam, người nhà hay luật sư.
“Việc bắt, giam giữ người phải đúng pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân, do đó cần phải xây dựng cơ chế giám sát để phát hiện hành vi vi phạm của cơ quan tố tụng, cơ quan quản lý trại giam”, luật sư Dũng nói.
Đồng quan điểm, luật sư Huỳnh Phương Nam nhận định: “Nếu việc giám sát thực sự có hiệu quả thì sẽ hạn chế được rất nhiều những vụ án oan mà cả chục năm sau mới được phát hiện như trong thời gian qua” và đề nghị, quy rõ cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giám sát định kỳ, đột xuất.
Các chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, cần thiết bổ sung quy định bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể mời người bào chữa cho người bị tạm giữ, tạm giam. Đồng thời cần phải xem xét vấn đề nên chăng giao cho một cơ quan chuyên trách quản lý Trại tạm giam hoàn toàn độc lập với cơ quan tiến hành tố tụng để bảo đảm khách quan, tránh những vụ oan sai từ bức cung, nhục hình và các vi phạm quyền khác của người bị tạm giữ, tạm giam.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà