Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không xây dựng nhiều kế hoạch với nội dung trùng, lặp

Thứ sáu, 13/11/2015 - 08:34

(Thanh tra)- Là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định về rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm củaThanh tra Chính phủ (TTCP). Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 8/12/2015.

Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp cung cấp thông tin

Thông tư cũng quy định về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật, theo đó, Điều 27 quy định nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) và phòng, chống tham nhũng(PCTN) thực hiện theo các điều: 7, 8, 9 và 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/ 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc TTCP tham mưu giup Tổng Thanh tra tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTN; tham mưu giúp Tổng Thanh tra xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTN; làm đầu mối tổng hợp, kiến nghị xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật của TTCP theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; giúp Tổng Thanh tra hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc TTCP trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc TTCP có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Thanh tra tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao theo quy định tại các Điều 11, 12 và 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; phối hợp với Vụ Pháp chế tham mưu giúp Tổng Thanh tra xây dựng và tổ chức thực hiện hiện Chương trình phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TANDTối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTN; phối hợp với Vụ Pháp chế kiến nghị xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao theo quy định tại Điều 31 Thông tư này; tổng hợp, báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư này.

Đơn vị được giao tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTNtheo số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiên độ và lý do chậm tiến độ; số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao.

Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật; tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tình hình xử lý vi phạm pháp luật; đơn vị được giao thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, tiêp công dân, giải quyết KN,TC và PCTN được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp

Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, TCD, giải quyết, KN,TC và PCTN hoặc qua Trang thông tin điện tử của TTCP.Việc thu thập thông tin tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTN có thể được thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.

Đơn vị được giao kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, TCD, giải quyết KN,TC và PCTN trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Báo cáo theo niên độ 6 tháng, 1 năm

Điều 32 Thông tư quy định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng trình Tổng Thanh tra ban hành các kế hoạch của TTCP theo định kỳ, hàng năm hoặc theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực; chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc TTCP tổ chức thực hiện kế hoạch, gồm: kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kế hoạch pháp điển văn bản quv phạm pháp luật.

Trường hợp xây dựng kế hoạch hàng năm, có thể kết hợp xây dựng nhiều kế hoạch với nhau; không xây dựng nhiều kế hoạch với nội dung hoạt động trùng, lặp; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các kế hoạch.

Các đơn vị thuộc TTCP căn cứ vào các kế hoạch quy định tại Khoản 1 điều này để xây dựng kế hoạch của đơn vị mình; phối hơp với Vụ Pháp chế tổ chức, thực hiện kế hoạch do TTCP và đơn vị mình ban hành; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

6 tháng, 1 năm, báo cáo về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc TTCP gửi Tổng Thanh tra (qua Vụ Pháp chế).

Thời hạn gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng gửi chậm nhất ngày 1/6 hàng năm; Báo cáo 1 năm gửi chậm nhất ngày 5/10 hàng năm.

Vụ Pháp chế chủ trì tổng hợp, xây dựng Báo cáo của TTCP về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hìnhthi hành pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm