Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 16/10/2015 - 11:04
(Thanh tra)- Khoản 7 Điều 54 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010, quy định: "Cán bộ công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sỹ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật". Điều này Luật không giao Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn.
Thực tế thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã tiến hành thụ lý một số vụ án hành chính do công dân khởi kiện cơ quan Nhà nước về việc giải quyết khiếu nại của họ. Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện là người đại diện theo pháp luật của bên bị kiện, đã ủy quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra huyện ra tòa để đại diện cho bên bị kiện.
Tại Khoản 1 Điều 54 Luật Tố tụng Hành chính phân định người đại diện bao gồm: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khởi kiện và được tòa án thụ lý vụ án hành chính thì người đại diện theo pháp luật là thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị khởi kiện. Nếu thủ trưởng hay cá nhân đó vì lý do trong phạm vi quy định mà không thể tham gia tố tụng thì ủy quyền cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng (Khoản 5 Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự). Nếu không có quy định ở Khoản 7 Điều 54 Luật Tố tụng Hành chính thì việc Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND huyện ủy quyền cho Chánh Thanh tra cùng cấp đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hành chính là không có gì cần bàn luận.
Không chỉ cán bộ, công chức Thanh tra không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính (xin nhắc lại là người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền) mà cán bộ, công chức Thanh tra còn không được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, việc này được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Tố tụng Hành chính.
Việc chấp nhận hay không chấp nhận cán bộ, công chức Thanh tra tham gia tố tụng hành chính với tư cách là người đại diện cho người bị kiện là việc làm của Tòa án (chứ không phải là của người ủy quyền hay người được ủy quyền). Không hiểu sao khi Luật Tố tụng Hành chính đã quy định rõ ràng như vậy mà vẫn còn việc Tòa án các cấp ở một số nơi không từ chối việc Chánh Thanh tra các cấp tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền.
Tại Luật Tố tụng Hành chính đều nêu rõ những điều khoản nào có sự hướng dẫn thi hành của Tòa án nhân dân Tối cao. Khoản 7 Điều 54 và Khoản 2 Điều 55 cũng như toàn bộ Điều 54, Điều 55 của Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 đều không có chỉ định hướng dẫn.
Nên chăng cần có sự điều chỉnh kịp thời thực tế trên để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tố tụng Hành chính, trường hợp có quan điểm chỉ đạo chưa thật rõ thì cần có sự thảo luận, thống nhất áp dụng trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tránh chủ quan khiên cưỡng.
Trần Văn Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV