Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ban Dân nguyện Quốc hội: Cầu nối giữa cử tri và Quốc hội

Thứ ba, 15/09/2015 - 06:20

(Thanh tra) - “Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ (TTCP), đồng thời cũng đang củng cố tổ chức bộ máy, tạo cơ sở pháp lý cho bộ phận thường trực ở địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, để ngày càng làm tốt hơn công tác tiếp dân’’, ông Trần Văn Minh, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội trao đổi với PV.

Ông Trần Văn Minh, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội. Ảnh:TV

+ Xin ông cho biết, kết quả tiếp công dân thời gian qua của Ban Dân nguyện thế nào?

Từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, Ban Dân nguyện đã trực tiếp tiếp và phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp hơn 22 ngàn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (KN,TC), kiến nghị, phản ánh. Tính bình quân, mỗi năm tiếp khoảng 6 ngàn lượt công dân; trong đó có khá nhiều đoàn đông người. Qua công tác tiếp công dân, chúng tôi đã cố gắng giải thích, tuyên truyền người dân chấp hành đúng pháp luật; hướng dẫn họ thực hiện quyền KN, TC theo quy định của pháp luật; đồng thời nghiên cứu hồ sơ, chuyển đơn thư của công dân đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo qui định của pháp luật.

+ Hàng tháng, việc tiếp công dân của Ban Dân nguyện được người dân đánh giá cao về hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân. Để công tác tiếp dân tốt hơn, ông có mong muốn gì?

Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu bố trí lượng cán bộ công chức tiếp dân trong điều kiện hiện có một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn; đặc biệt quan tâm động viên, quán triệt anh em nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ, lắng nghe tiếng nói của công dân. Cần làm tốt hơn công tác phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc tiếp dân thông qua việc xây dựng, ban hành, triển khai quy chế phối hợp tiếp dân giữa Ban Dân nguyện với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ cho công tác tiếp dân; chúng tôi sẽ phối hợp tốt với TTCP trong việc triển khai dự án nâng cấp trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội. Cần sớm xây dựng và áp dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân và giải quyết KN,TC; chúng tôi đang tiến hành rà soát với Văn phòng Quốc hội và TTCP về nội dung này. Phải củng cố tổ chức bộ máy, tạo cơ sở pháp lý cho bộ phận thường trực tiếp công dân của Quốc hội; chúng tôi đang dự thảo sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân nguyện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tiếp công dân.

Ông Minh (ngoài cùng bên phải) trong một buổi tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân T.Ư. Ảnh: TV

+ Là người tham gia công tác tiếp công dân, ông đánh giá như thế nào về trình độ tiếp cận thông tin, hiểu biết pháp luật của người dân hiện nay?

Một bộ phận, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, hiểu biết về các quy định pháp luật. Còn nói chung, người dân đến KN,TC hiện nay ít nhiều đều có sự tư vấn về pháp luật. Tuy nhiên, có thể do tìm hiểu về pháp luật chưa đầy đủ, do mong muốn được giải quyết theo yêu cầu mặc dù vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật, hết thẩm quyền mà một số người dân vẫn tiếp khiếu. Vì vậy, ngoài việc phải xem xét vụ việc một cách công tâm, có trách nhiệm để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chúng tôi luôn đề cao việc giải thích pháp luật cho công dân và vận động, hướng dẫn công dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

+ Xin cảm ơn ông!

“Ban Dân nguyện là một bộ phận rất quan trọng trong việc đưa tiếng nói của Quốc hội đến với cử tri. Việc đặt địa điểm tiếp công dân của Quốc hội tại Trụ sở Tiếp Công dân T.Ư đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến KN,TC. Người dân gửi gắm, tin tưởng cơ quan do người dân bầu ra, bởi tâm lý của người dân là không tin vào sự giải quyết của những người đang bị KN. Ban Dân nguyện là bộ phận đầu mối để tiếp nhận các ý kiến của công dân phản ánh đến Quốc hội. Tôi cho đó là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay”, luật sư Nguyễn Thanh Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nói...

Trà Vân (Thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm