Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/09/2014 - 11:07
(Thanh tra) - Tỉ lệ trẻ em khuyết tật chưa từng đi học hoặc thôi học, trẻ em ngoài nhà trường, luôn có tỉ lệ cao hơn 80% ở mọi độ tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ này lên tới 91,4% ở trẻ em khuyết tật từ 11 - 14 tuổi.
Vẫn còn hơn 80% trẻ khuyết tật không được đến trường. Ảnh: Internet
Số liệu này vừa được công bố tại “Hội thảo Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam”, do Bộ Giáo dục & Đào tạo và UNICEF phối hợp tổ chức ngày 11/9, tại Hà Nội.
Theo báo cáo, tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao đối với một số nhóm dân tộc thiểu số. Có khoảng ¼ trẻ em dân tộc Mông trong độ tuổi đi học chưa từng đi học bất cứ một loại trường lớp nào.
Báo cáo cũng chỉ rõ là nhóm trẻ em di cư luôn có tỷ lệ ngoài nhà trường cao hơn so với nhóm không di cư và sự khác biệt cũng tăng khi độ tuổi tăng. Ở các gia đình di cư, tỉ lệ trẻ em không đi học cao hơn ở các gia đình không di cư 1,3 lần ở độ tuổi mầm non 5 tuổi, 1,8 lần ở độ tuổi tiểu học, và 2,4 lần ở độ tuổi THCS.
.
Báo cáo nghiên cứu cũng phân tích một số các rào cản và vướng mắc, đến từ phía cầu tức bản thân trẻ em và cha mẹ và phía cung cấp dịch vụ giáo dục, bao gồm hệ thống giáo dục đồng thời có liên quan đến các bên khác như các cơ quan quản lý quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp.
Nổi bật về rào cản liên quan đến phía cầu là gia đình nghèo, chi phí đắt đỏ cho các khoản liên quan đến học tập của trẻ. Rào cản về phía cung gồm sự tác động từ cơ sở vật chất, giáo viên, quản lý giáo dục và một số vấn đề mang tính hệ thống như chương trình, hệ thống thông tin số liệu, quản trị xã hội, năng lực và cơ chế tài chính. Báo cáo đã đề ra các khuyến nghị để dỡ bỏ các rào cản này.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết: “Qua nghiên cứu, lần đầu tiên thấy rõ và toàn diện vấn đề trẻ em ngoài nhà trường ở Việt Nam: Số lượng, đặc điểm, các rào cản và vướng mắc, các gợi ý cho lập kế hoạch phát triển giáo dục, quản lý và xây dựng chính sách. Quá trình nghiên cứu cũng tạo nhiều cơ hội đối thoại, tranh luận rất hữu ích ở các cấp. Nghiên cứu góp phần giúp ngành giáo dục thúc đẩy phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chính sách giáo dục, từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống số liệu để nắm thực trạng một cách kịp thời, toàn diện“.
“Cần nhìn nhận nghiên cứu này là một cột mốc quan trọng, nhưng không phải là kết quả cuối cùng. Đây là cơ sở minh chứng để giúp xác định các giải pháp chính sách bảo đảm quyền đi học cho mọi trẻ em. Giờ đây cần tập trung sử dụng hiệu quả số liệu và phân tích trong quá trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch và quản lý giáo dục. Tôi mong muốn Bộ Giáo dục & Đào tạo, cũng như các Sở Giáo dục & Đào tạo sử dụng tối đa các số liệu và khẩn trương đưa phân tích trong báo cáo này vào thực tiễn với các điều chỉnh chính sách giáo dục, cũng như các biện pháp quản lý trọng điểm. Minh chứng mới này là cơ hội để Bộ, các sở và các đối tác phát triển tăng cường quan tâm đến bình đẳng giáo dục trong các chương trình hợp tác hiện nay và trong tương lai“, ông Jesper Moller, Phó Đại diện UNICEF chia sẻ tại hội thảo.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV