Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/05/2014 - 07:07
(Thanh tra) - Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tối thiểu 1 năm học đối với những ngành, chuyên ngành mà ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên.
Học thạc sĩ chỉ 1 năm đối với những ngành, chuyên ngành mà ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên. Ảnh: Internet
Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Thông tư về quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 16/5.
5 năm đại học... 1 thạc sĩ
Theo Thông tư, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1 - 2 năm học. Cụ thể: Tối thiểu 1 năm học đối với những ngành, chuyên ngành mà ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên và khối lượng kiến thức tích lũy được từ 150 tín chỉ trở lên. Từ 1,5 - 2 năm học đối với những ngành, chuyên ngành không thuộc quy định trên.
Căn cứ vào quy định về chương trình đào tạo, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian đào tạo, việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng ngành, chuyên ngành đào tạo. Thời gian đào tạo kéo dài không được quá 2 năm so với thời gian quy định.
Phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ gồm: Thi tuyển đối với người Việt Nam và xét tuyển đối với người nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam.
Việc tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức tối đa 2 lần mỗi năm. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu học tập, tình hình thực tiễn của cơ sở để xác định số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh năm sau và báo cáo Bộ GD&ĐT vào tháng 12 hàng năm.
Các quy định của cơ sở đào tạo về phương thức tuyển sinh, số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh trong năm và địa điểm tổ chức tuyển sinh phải được đăng trên trang thông tin điện tử (website) của cơ sở đào tạo.
Thi 3 môn
Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi, do Thủ trưởng cơ sở đào tạo xác định, cụ thể như sau:
Môn Ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển đối với từng ngành, chuyên ngành đào tạo (bao gồm cả ngoại ngữ thứ hai cho người dự tuyển vào chuyên ngành ngôn ngữ nước ngoài) được xác định căn cứ vào yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của học viên trước khi bảo vệ luận văn theo quy định.
Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Mỗi môn thi có thể kiểm tra kiến thức một môn học hoặc tích hợp kiểm tra kiến thức một số môn học của trình độ đại học.
Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù hoặc chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo có thể thay môn thi không chủ chốt quy định của thông tư bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo. Việc thay thế này (nếu có) phải được quy định cụ thể về yêu cầu kiểm tra, thang điểm và thực hiện đối với tất cả các thí sinh dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo.
Thông tư cũng quy định rõ, thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ trong các trường hợp sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài…
Đối tượng ưu tiên
Thông tư cũng quy định đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ gồm: Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Con liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động…
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định trên được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) và cộng 1 điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi hoặc kiểm tra quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền