Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/04/2014 - 07:35
(Thanh tra) - Với 17,25 điểm, em Nguyễn Thị Anh học sinh lớp 12A13, Trường THPT Mỹ Đức A đã giành giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2014. Đây là lần đầu tiên Hà Nội có giải Nhất quốc gia ở môn học này.
Cô học trò Nguyễn Thị Anh đã làm nên kỳ tích khi mang lại “cú đúp” là học sinh đầu tiên của Hà Nội cũng như của Trường THPT Mỹ Đức A đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử. Ảnh: Hải Hà
Nguyễn Thị Anh sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Là chị cả trong gia đình, bố lại đi làm ăn xa nhà nên ngoài giờ lên lớp em thường ra đồng phụ giúp mẹ. Khó khăn là vậy, nhưng em vẫn quyết tâm học và giải Nhất quốc gia môn Lịch sử là phần thưởng xứng đáng dành cho em.
Cô Lê Thị Thanh Lâm, giáo viên dạy Sử Trường THPT Mỹ Đức A chia sẻ: Bố mẹ em Anh đều làm nông nghiệp, gia đình khó khăn nên điện thoại hay tài khoản facebook là những thứ xa lạ với em. Mãi đến khi ra Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam để ôn luyện đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, Anh mới được người anh họ tặng chiếc điện thoại đen trắng để trao đổi việc học hành. Tuy nhiên, không phải vì thế mà em xao nhãng việc học, cả 3 năm em đều thi học sinh giỏi môn Sử tại trường, năm lớp 12 thi học sinh giỏi thành phố đạt điểm rất cao 17,75 điểm và sau là giải Nhất quốc gia. Với thành tích này em đã làm nên kỳ tích khi mang lại “cú đúp” là học sinh đầu tiên của Hà Nội cũng như của Trường THPT Mỹ Đức A đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử.
Không có điều kiện như bạn bè cùng trang lứa, ngoài cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 10, 11, 12 và những tài liệu được cô giáo dạy đội tuyển lịch sử sưu tầm, Nguyễn Thị Anh hầu như không có tài liệu tham khảo nào khác. Anh chia sẻ: "Em chỉ đơn thuần học theo sách giáo khoa thôi. Không có những cuốn sách tài liệu cũng như máy tính kết nối Internet để tham khảo, tìm kiếm thông tin về môn Lịch sử".
Em Nguyễn Thị Anh cùng bố và cô giáo Trường THPT Mỹ Đức A đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhận giải thưởng. Ảnh: Hải Hà
Bằng tình yêu với môn Lịch sử và niềm đam mê với những thước phim tài liệu, phim về đề tài chiến tranh Anh đã đạt được thành tích ngoài sức tưởng tượng của mình. Em tâm sự: “Làm bài thi xong em nhận thấy mình làm khá tốt, nhưng chỉ nghĩ được giải Ba hoặc cao lắm là giải Nhì vì em không học trường chuyên nên khó có cơ hội đoạt giải cao. Nhưng, khi nhận được kết quả, em rất ngạc nhiên và cũng rất tự hào vì đã mang lại vinh dự cho trường em học và cho cả thành phố nữa”.
Chú Nguyễn Trung Thiệp, bố của em Nguyễn Thị Anh không giấu hết niềm tự hào về cô con gái bé nhỏ của mình. Chú khẳng định, sẽ tạo mọi điều kiện để con có thể theo đuổi ước mơ. “Con gái được giải Nhất quốc gia cả gia đình đều vui mừng. Nhà làm nông nghiệp nên điều kiện chăm lo cho con học hành không được đến nơi đến chốn, nhưng cháu rất ham học, vì vậy gia đình sẽ tạo mọi điều kiện để cháu theo đuổi ước mơ. Mặc dù cũng có chút chạnh lòng vì hiện nay môn Sử không được xã hội đón nhận, ra trường khó tìm được việc làm, nhưng vì cháu đam mê nên gia đình tôn trọng cháu”, chú Thiệp chia sẻ.
Anh cho biết em đến với môn Lịch sử khá tình cờ. Bắt đầu từ năm lớp 9, em tham gia thi học sinh giỏi trường và đạt giải Nhất, rồi em đi thi học sinh giỏi huyện, sau đó là thành phố. Nhưng tình yêu môn Sử thực sự bắt đầu từ khi em lên học cấp 3, được học với cô Lê Thị Thanh Lâm và cô đã “truyền lửa” cho em. Cách dạy thoải mái, dễ hiểu và những câu chuyện nhỏ về Lịch sử lồng ghép vào bài giảng của cô đã khiến em hứng thú với môn học này. Em thấy bị cuốn hút vào mỗi sự kiện lịch sử. Càng đọc và tìm hiểu lại thấy yêu và tự hào hơn với truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Khi được hỏi về phương pháp để học tốt môn Lịch sử, Anh cho biết, ngày nào em cũng dành khoảng 1 giờ đồng hồ để ôn luyện môn học này. Phương pháp của em rất linh hoạt, khi thì học theo kiểu ghi nhớ, khi thì viết theo dạng cây kiến thức, khi thì học theo kiểu hỏi - đáp. Riêng đối với các sự kiện em thường gắn với ngày sinh của bạn bè, người thân để dễ nhớ và nhớ lâu. Với môn Sử không nên “học vẹt”, “học chay” mà cần học theo phương pháp tư duy biết, hiểu và vận dụng.
Cô giáo Lê Thị Thanh Lâm, người đã "truyền lửa" cho cô học trò của mình. Ảnh: Hải Hà
Chia sẻ về cô học trò đam mê Lịch sử, cô giáo Lê Thị Thanh Lâm cho biết: "Anh có tố chất học môn Sử. Khi làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10, tôi đã phát hiện ra em có niềm đam mê và có năng khiếu với môn Sử. Từ đó, tôi luôn dõi theo để bồi dưỡng cho em và em đã làm nên niềm tự hào không chỉ với Trường THPT Mỹ Đức A mà với cả TP Hà Nội".
Trong kỳ thi đại học sắp tới Anh tâm sự, em sẽ ứng tuyển vào Khoa Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình. Em hi vọng, khi trở thành cô giáo em sẽ góp phần thay đổi phương pháp dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông.
Anh hào hứng chia sẻ: “Nếu trở thành một giáo viên dạy Sử, em sẽ không dạy theo kiểu đọc - chép hay bắt học sinh nhớ quá nhiều sự kiện, thay vào đó em sẽ là người định hướng cho học sinh tự học, tự sưu tầm tài liệu, cho học sinh đi thực tế, đi bảo tàng, xem phim tài liệu… để học sinh học trong tâm lý thoải mái, như vậy các em sẽ không còn “sợ” môn Sử nữa.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà