Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 14/07/2020 - 06:49
(Thanh tra) - Mặc dù thời gian xét tuyển đã cận kề, nhưng những giáo viên hợp đồng (GVHĐ) trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới các cơ quan Trung ương với hi vọng được xét tuyển đặc cách theo Công văn 5378 của Bộ Nội vụ.
Giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Hà Nội tiếp tục gửi đơn kêu cứu. Ảnh: HH
Lo tiêu cực?
Trong đơn gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cô Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh ngày 22/3/1972. Địa chỉ: Xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) viết: Tôi là giáo viên giảng dạy hợp đồng tại Trường THCS Đông Xuân, Sóc Sơn đã 24 năm.
Cô Hương đại diện cho các GVHĐ Sóc Sơn chia sẻ: Theo hồ sơ, được Sở Nội vụ Hà Nội rà soát thì chúng tôi đã qua vòng sơ loại và nằm trong danh sách được xét tuyển đặc cách vào ngành Giáo dục. Nhưng, UBND TP Hà Nội đã thực hiện trái với tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương và Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng này.
Tại Quyết định 2362/QĐ-UBND ngày 9/6/2020, phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch tổ chức xét tuyển vào viên chức các cơ sở giáo dục trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã năm 2020 đối với các trường hợp lao động hợp đồng làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc TP từ năm 2015 trở về trước, UBND TP Hà Nội đã không nhắc đến cụm từ "đặc cách" mà thay vào đó là xét tuyển hồ sơ và thi kiểm tra năng lực.
Trong khi Công văn 5378 của Bộ Nội vụ nêu rõ, sau khi tuyển dụng "đặc cách" nếu vẫn còn chỉ tiêu biên chế giáo viên thì thực hiện việc thi tuyến hoặc xét tuyển công khai theo quy định. Tuy nhiên, TP Hà Nội đã thực hiện ngược lại. Thực tế là đã có một cuộc thi tuyển diễn ra trước khi thực hiện việc xét tuyển lần này.
Theo đại diện GVHĐ Sóc Sơn, việc đánh giá năng lực qua sát hạch bằng những tiết dạy học là không cần thiết, trái với chỉ đạo của cấp trên và không đúng với nghĩa "đặc cách". Việc làm này gây áp lực không đáng có lên GVHĐ và mang đến những rủi ro vô cùng lớn.
“Chúng tôi là những giáo viên đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục, đã có hàng chục năm kinh nghiệm giảng dạy, đồng nghĩa với hàng chục năm trời được sát hạch, được đánh giá năng lực bởi xã hội, bởi học trò, bởi phụ huynh, bởi các cơ quan chuyên môn như thế vẫn chưa đủ hay sao?” - cô Hương đặt câu hỏi.
Đồng thời bày tỏ lo lắng: "Việc sát hạch của Hà Nội lại áp dụng đúng tinh thần thi tuyển theo Nghị định 161 thì chúng tôi phải hiểu như thế nào? Cơ chế nào kiểm soát được việc tổ chức sát hạch của các địa phương để đảm bảo không có tiêu cực xảy ra? Nhân sự tham gia chấm sát hạch có đáp ứng được yêu cầu? trong khi chính chúng tôi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm vẫn phải đóng góp ý kiến cho họ về chất lượng giảng dạy".
“Hơn ai hết, chúng tôi là những người đã trải qua nhiều kỳ tuyển dụng mà tính minh bạch không được tôn trọng cho nên việc "kiểm tra sát hạch năng lực" với chúng tôi là một rủi ro vô cùng to lớn. Chỉ cần một chữ "không đạt" thôi thì sẽ ngay lập tức tước đi cơ hội được đứng trên bục giảng…” - cô Hương viết.
Và cô Hương cho biết thêm: Tất cả những GVHĐ trong diện xét tuyển lần này đều không còn trẻ nữa, nếu không được đi dạy thì chẳng còn cơ quan nào sẽ nhận chúng tôi vào làm việc vì đã quá tuổi. Như thế, chúng tôi biết làm gì sau khi rời bục giảng…
Từ thực tế đó, GVHĐ mong muốn, UBND TP Hà Nội thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên về tuyển đặc cách giáo viên sau khi xét tuyển hồ sơ đạt yêu cầu.
GVHĐ bị đẩy vào thế cạnh tranh
Theo kế hoạch xét tuyển của Hà Nội, thời gian tuyển dụng sẽ được tiến hành từ ngày 10/6/2020 đến cuối tháng 8/2020. Hình thức tuyển dụng là xét tuyển 2 vòng theo quy định tại NĐ 161/2018. Vòng 1, kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển nếu phù hợp thì được tham dự vòng 2. Vòng 2 là thực hành thông qua giảng dạy.
Đến thời điểm hiện tại, các địa phương đang triển khai các bước để tiến hành xét tuyển. Với huyện Sóc Sơn, GVHĐ cho biết, nhiều người đang bị đẩy vào thế cạnh tranh, những người già đang bị đẩy vào thế phải đi huyện khác, xa nhà mấy chục cây số.
Theo danh sách thống kê các vị trí tuyển dụng phải cạnh tranh (sau khi điều chuyển nguyện vọng lần 1) được Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn thông báo thì khối THCS có số giáo viên đăng ký vượt quá chỉ tiêu rất nhiều, căng thẳng nhất là ở môn Ngữ văn.
Tại Trường THCS Tiên Dược ở môn Ngữ Văn có 3 chỉ tiêu nhưng có tới 5 người đăng ký; Trường THCS Đông Xuân, có 2 chỉ tiêu, 3 người đăng ký; Trường THCS Phú Cường 1 chỉ tiêu, 2 người đăng ký; Trường THCS Quang Tiến 2 chỉ tiêu, 3 người đăng ký; Trường THCS Mai Đình 2 chỉ tiêu, 3 người đăng ký;
Ngoài môn Ngữ văn, tại Trường THCS Phù Linh môn Lịch sử có 1 chỉ tiêu nhưng 2 người đăng ký; Trường THCS Xuân Thu, môn Giáo dục Công dân có 1 chỉ tiêu nhưng 2 người đăng ký.
Với con số thống kê trên, thì các GVHĐ bị rơi vào thế… phải “đấu nhau”. Trong số đó có người có hoàn cảnh rất khó khăn. 1 GVHĐ Sóc Sơn chia sẻ: "Tại Trường THCS Xuân Thu, có GVHĐ hơn 22 năm dạy Giáo dục công dân tại ngôi trường này, nhưng chưa bao giờ được thi viên chức. Giáo viên này từng đi bộ đội về, bố mẹ đau yếu, kinh tế gia đình khó khăn. Giờ đang phải đứng trước nguy cơ mất việc vì phải cạnh tranh do trường có 1 chỉ tiêu nhưng 2 người đăng ký…".
Phú Yên xét tuyển đặc cách cho GVHĐ
Liên quan đến xét đặc cách GVHĐ, tỉnh Phú Yên cho biết sẽ xét đặc cách cho 233 GVHĐ theo tinh thần chỉ đạo của Công văn 9028 của Bộ Chính trị và Công văn 5378 của Bộ Nội vụ. Việc xét tuyển dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 20/7/2020.
Đáng lưu ý, ngoài những GVHĐ đã đủ điều kiện, Phú Yên còn 127 trường hợp cơ bản đáp ứng các điều kiện của Bộ Nội vụ nhưng đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. UBND tỉnh đã có nhiều buổi làm việc với Bộ Nội vụ để có phương án giải quyết và gần đây nhất tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kết luận: Đề nghị tỉnh thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Văn bản số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên đề xuất cụ thể, trong quá trình tổ chức xét tuyển đặc cách phải đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương