Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ năm, 11/06/2020 - 16:19
(Thanh tra) - Ngày 10/6, nhiều giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã “đội nắng” lên Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội và Bộ Nội vụ để phản đối việc Hà Nội không xét tuyển đặc cách với giáo viên hợp đồng đủ điều kiện mà vẫn xét tuyển theo Nghị định (NĐ) 161/2018.
Ngày 10/6, giáo viên hợp đồng đã “đội nắng” lên Bộ Nội vụ để phản đối việc Hà Nội xét tuyển theo NĐ 161/2018. Ảnh: HH
Trước đó, ngày 9/6, UBND TP đã ban hành Quyết định số 2362/QĐ-UBND phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch tổ chức xét tuyển vào viên chức các cơ sở giáo dục trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã năm 2020 đối với các trường hợp lao động hợp đồng làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc thành phố từ năm 2015 trở về trước.
TP phê duyệt tổng số chỉ tiêu xét tuyển là 5.349 chỉ tiêu (trong đó, mầm non 1.789; tiểu học là 1.864; THCS là 1.696).
Hình thức tuyển dụng là xét tuyển 2 vòng theo quy định tại NĐ 161/2018.
Nội dung xét tuyển vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Vòng 2: Thực hành thông qua giảng dạy để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Ngay sau khi ban hành quyết định 2362, ngày 10/6 Sở Nội vụ đã tổ chức hội nghị thành phần gồm thành viên Ban Chỉ đạo xét tuyển giáo viên; Sở Nội vụ; Sở Giáo dục và Đạo tạo; đại diện UBND các quân, huyện, thị xã và Trưởng phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã trên địa bàn để triển khai thực hiện tổ chức xét tuyển.
Theo kế hoạch xét tuyển, thời gian tuyển dụng sẽ được tiến hành từ ngày 10/6/2020 đến cuối tháng 8/2020.
Khi nhận được những thông tin này, nhiều giáo viên hợp đồng đã bức xúc. Trao đổi với PV Báo Thanh tra, 1 giáo viên hợp đồng ở huyện Sóc Sơn nghẹn ngào: Gần 2 năm đấu tranh, trong khi Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cho phép đặc cách, một số địa phương như Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc đã quyết định đặc cách cho giáo viên hợp đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Nhưng Hà Nội cứ “lờ” đi. Giờ ra quyết định xét tuyển nghe rất nhân văn nhưng thực tế là để tự giáo viên hợp đồng "xử" nhau.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu Hà Nội đưa ra ở từng quận, huyện khác nhau, không còn chỉ tiêu ở huyện này sẽ phải đi huyện khác. Thử hỏi những thầy cô 40-50 tuổi, thậm chí trên 50 tuổi sẽ đi đâu, về đâu? Nếu may mắn họ vượt qua bài sát hạch thì cũng không biết cuộc sống của họ sẽ như thế nào khi gia đình 1 nơi, dạy học 1 nẻo. Như vậy có nhân văn không?.
Không đồng ý với cách xét tuyển theo NĐ 161 của TP Hà Nội, ngày 10/6 nhiều giáo viên hợp đồng tại Ba Vì và Sóc Sơn đã “đội nắng” lên Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội (nơi diễn ra hội nghị giữa Sở Nội vụ với các đơn vị liên quan đến triển khai xét tuyển-PV) và Bộ Nội vụ để mong nhận được giải quyết thấu tình, đạt lý, đúng chủ trương của Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Đến nay, sau hơn 1 năm đấu tranh mệt mỏi để đòi quyền lợi, đã có giáo viên hợp đồng mặc dù gắn bó hơn 20 năm với nghề, phải làm đơn xin nghỉ việc…
Các quận, huyện được bổ sung biên chế
UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi Thường trực HĐND TP về việc đề nghị bổ sung biên chế giáo viên tiểu học và THCS thuộc UBND các quận, huyện, thị xã.
Theo tờ trình, các quận, huyện, thị xã được bổ sung biên chế cụ thể như sau:
Quận nội thành như: Đống Đa bổ sung 2 giáo viên đều bậc THCS; Hoàn Kiếm 3 giáo viên THCS; Ba Đình 6 THCS; Bắc Từ Liêm 19 (THCS 13, tiểu học 6), Cầu Giấy 11 đều ở THCS.
Những quận được bổ sung nhiều chỉ tiêu như: Nam Từ Liêm 24 (19 THCS, tiểu học 5); Hoàng Mai 25 (THCS 22, tiểu học 3); Long Biên 18 (17 THCS, tiểu học 1); Hai Bà Trưng 20 (THCS 17, tiểu học 3).
Hà Đông là quận được bổ sung chỉ tiêu cao nhất với 29 chỉ tiêu (26 THCS, 3 tiểu học).
Các huyện có được đề nghị bổ sung ít chỉ tiêu như: Mê Linh, Chương Mỹ chỉ bổ sung 1 chỉ tiêu THCS; Đan Phượng 4 THCS; Thường Tín 4 THCS; Thanh Oai 3 THCS.
Các huyện có nhiều chỉ tiêu hơn như: Phúc Thọ 8 THCS; Thanh Trì 10 THCS; Hoài Đức 10 THCS; Gia Lâm 10 (THCS 8, tiểu học 2); Ba Vì 12 chỉ tiêu THCS.
Với Sóc Sơn có hàng trăm giáo viên hợp đồng nhưng chỉ được bổ sung 4 chỉ tiêu THCS, không được bổ sung bậc tiểu học, trong khi khối THCS thiếu 13 giáo viên Toán, đề nghị bổ sung 3; môn Văn thiếu 1, không đề nghị bổ sung, môn Ngoại ngữ thiếu 6, đề nghị bổ sung 1.
Quận Thanh Xuân, thị xã Sơn Tây và các huyện Ứng Hòa, Đông Anh, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thạch Thất là những đơn vị không được đề nghị bổ sung chỉ tiêu biên chế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC