Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/05/2014 - 17:13
(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng cao… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các trường PTDTBT vẫn còn tồn tại 3 bất cập lớn.
Học sinh các trường PTDTBT cần được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Internet
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị về trường PTDTBT do Bộ Giáo dục và Đào (GD&ĐT) tạo tổ chức sáng nay (13/5).
Tăng đều cả lượng và chất
Theo con số thống kê của Bộ GD&ĐT, quy mô và số lượng các trường PTDTBT không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể:
Năm học
Số tỉnh đã thành lập trường
Số trường
Số học sinh bán trú
2010 - 2011
02
127
13.2020
2011 - 2012
20
403
80.060
2012 - 2013
25
581
100.084
Đầu năm học 2013 - 2014
26
765
118.519
Dự báo năm học 2019 - 2020
27
992
216.378
Tính đến tháng 4/ 2014, toàn quốc có 26 tỉnh có trường PTDTBT gồm 797 trường với 128.645 học sinh bán trú. Trong đó, tiểu học có 228 trường với 29.849 học sinh bán trú; phổ thông cơ sở 110 trường với 25.250 học sinh bán trú; cấp THCS 459 trường với 73.546 học sinh bán trú.
Cả nước hiện có 131.899 học sinh bán trú ở 907 trường tiểu học, 195 trường phổ thông cơ sở và 708 trường THCS công lập thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại 25 tỉnh.
Đến thời điểm này, một số địa phương như Quảng Ngãi, Đăk Nông vẫn đang trong quá trình điều tra, khảo sát để thành lập trường PTDTBT theo quy định.
Đặc biệt, từ khi có trường PTDTBT chất lượng giáo dục ở các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và học sinh có học lực khá giỏi tăng lên theo từng năm. Trong năm học 2013 – 2014, một số trường PTDTBT đã có học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh và được giải như ở Nghệ An…
Vẫn nhiều thiếu thốn
Hiện nay, cơ sở vật chất của các trường PTDTBT cơ bản được bảo đảm do được chuyển đổi từ trường tiểu học, phổ thông cơ sở, THCS công lập vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các địa phương đã quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn và thực hiện công tác xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất cho trường PTDTBT.
Tại hội nghị sáng nay đa số các đại biểu đều chung nhận định, thời gian qua các trường PTDTBT phát triển cả về chất và lượng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập Ảnh: Hải Hà
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất này vẫn chưa đáp ứng được so với sự phát triển về quy mô, số lượng và nhu cầu dạy học của cô trò nơi đây. Các phòng học bộ môn, phòng chức năng, nhà công vụ cho giáo viên, phòng ở cho học sinh, công trình vệ sinh, nước sạch… còn thiếu thốn và chưa bảo đảm.
Cụ thể, hiện nay, toàn quốc có 4.794 phòng ở nội trú cho học sinh bán trú thì có tới 40% là phòng ở tạm; có 27.413 giường thì 21% giường tạm; 1.534 nhà vệ sinh thì 38% chưa đạt chuẩn; 664 công trình nước sạch, tới 64% không đạt chuẩn; 1.015 nhà thì 61% số nhà bếp không đảm bảo yêu cầu…
Tính đến năm học 2013 - 2014, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường PTDTBD trên toàn quốc là hơn 132 tỷ đồng.
3 bất cập lớn
Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT: Hiện nay, hệ thống các trường PTDTBT đã có những bước tiến vượt bậc. Đặc biệt sau khi có Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2/8/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế hoạt động của trường PTDTBT thì quy mô mạng lưới tại các địa phương trong vùng ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, bà Huyền cũng cho biết, trong quá trình phát triển các trường PTDTBT vẫn tồn tại 3 bất cập lớn:
Thứ nhất: Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thay đổi theo tình hình thực tế và phát triển của từng giai đoạn do Chính phủ công nhận, các trường PTDTBT cũng thay đổi theo quy định, do vậy tính ổn định của hệ thống không cao nên khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý.
Thứ 2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên công tác ở các trường PTDTBT đa số là trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy và chăm sóc học sinh bán trú, học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; hiểu biết về phong tục tập quán và biết tiếng của các dân tộc trên địa bàn công tác, phương pháp tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù và giáo dục ngoài giờ chính khóa của giáo viên đều gặp nhiều khó khăn.
Thứ 3: Hầu hết các địa phương đều thực hiện việc phân cấp cho trường PTDTBT tự chủ về tài chính, tuy nhiên vẫn còn có những địa phương chưa biên chế đủ số nhân viên kế toán và thủ quỹ theo quy định dẫn đến trường PTDTBT gặp nhiều khó khăn trong việc cấp phát và hoàn thành thủ tục kinh phí hỗ trợ học sinh bán trú. Đa số các địa phương đều thiếu nhân viên cấp dưỡng cho học sinh bán trú.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà