Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 13/09/2014 - 10:28
(Thanh tra) - Nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức được triệt phá; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, khởi tố nhưng dự báo, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp…
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 14. Ảnh: Thảo Nguyên
Ngày 12/9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 14 cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án năm 2014.
Tham nhũng vặt diễn ra khá phổ biến
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, năm 2014, trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự, làm gia tăng tội phạm nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia tích cực của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hoạt động của các loại tội phạm đã được kiềm chế.
Số vụ án khởi tố mới là hơn 65.000 vụ với hơn 100.000 bị can, tăng 2,24% về số vụ, giảm
2,08% số bị can so với cùng kỳ năm ngoái. Chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm có chuyển biến tích cực. Nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức được triệt phá. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện và khởi tố như vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; vụ tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam…
Tuy nhiên, ngoài những vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức được phát hiện thì tham nhũng vặt diễn ra khá phổ biến, khó phát hiện do người dân ngại tố cáo, tố giác và thiếu bằng chứng xử lý. Xu hướng sản xuất, mua bán và sử dụng các loại ma túy tổng hợp, nhất là ma túy tổng hợp dạng đá tăng nhanh.
Theo Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hải Phong, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp, nhất là, tội phạm có tính chất “xã hội đen”.
Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng diễn biến phức tạp, phát hiện nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp... Tình hình vi phạm hành chính cũng diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực.
Cùng nhận định, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết: Năm 2015, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Chính phủ cũng chỉ đạo mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm; tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm tham nhũng, nhất là trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm…
THA còn khoảng cách so với chỉ tiêu Quốc hội giao
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, công tác THA vẫn chưa có sự đột phá, còn khoảng cách so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Ảnh: Thảo Nguyên
Trong công tác thi hành án (THA), theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, số thụ lý mới tăng so với cùng kỳ năm 2013, đặc biệt tăng rất cao về tiền, nhưng các cơ quan TAH dân sự đã thi hành xong một số việc và số tiền cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 về giá trị tuyệt đối và cao nhất từ trước đến nay.
Từ 1/10/2013 đến 31/7/2014, tổng số việc THA dân sự phải giải quyết 700.457 việc và 89.411 tỷ đồng, tăng 6,76% về việc và 39,12% về tiền so với cùng kỳ năm 2013. Đến nay, đã giải quyết xong 390.856 việc, đạt tỷ lệ 69,84%.
Song, công tác THA vẫn chưa có sự đột phá, còn khoảng cách so với chỉ tiêu Quốc hội giao (thiếu 18,16%). Số việc và tiền chuyển kỳ sau vẫn còn nhiều; số việc phải hoãn thi hành án còn lớn; kết quả miễn giảm thi hành án đạt thấp; số cán bộ, công chứng vi phạm, bị xử lý kỷ luật tăng so với cùng kỳ năm 2013…
Bộ trưởng Cường cho biết, nguyên nhân là do, số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và cao nhất từ trước đến nay, trong khi đó, thị trường bất động sản chưa khởi sắc trở lại nên rất nhiều tài sản kê biên, bán đáu giá không bán được, dù đã giảm giá, bán đấu giá nhiều lần, thậm chí có trường hợp giảm giá hơn 20 lần vẫn không có người mua.
Bên cạnh đó, năng lực công tác, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, chấp hành viên chưa cao, thậm chí yếu kém; công tác thanh kiểm tra vẫn còn hạn chế, chưa phát huy tốt vai trò là công cụ phục vụ cho quản lý, điều hành….
Để tăng hiệu quả công tác THA, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề nghị, Quốc hội xem xét thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THA dân sự để tạo chuyển biến cơ bản, bền vững cho công tác THA dân sự; giao chỉ tiêu phù hợp với khả năng hoàn thành và duy trì bền vững kết quả THA dân sự trong điều kiện số việc và tiền THA thụ lý ngày càng nhiều nhưng nền kinh tế còn khó khăn.
Đồng thời, chỉ đạo sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bổ sung qui định về tạm tha có điều kiện đối với người đang chấp hành án phạt tù nhằm thực hiện rộng hơn chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội cải tạo tiến bộ…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải