Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phải tham vấn công chúng làm cơ sở nhận diện chính sách

Thứ năm, 10/12/2015 - 17:26

(Thanh tra)- Không thể có chính sách tốt nếu người dân “đứng ngoài” quá trình hoạch định chính sách, xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thiếu trách nhiệm giải trình. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội nhấn mạnh, phải quy định “tham vấn công chúng” là thủ tục bắt buộc và ý kiến tham vấn là cơ sở để nhận diện chính sách.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội nhấn mạnh, “cần phải coi ýkiến tham vấn là một nguồn thông tin chủ yếu làm căn cứ nhận diện chính sách đối với nhà làm luật”. Ảnh: HG

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược hoàn thiện pháp luật theo Nghị quyết 48-NQ/TƯ, một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra là việc huy động sự tham gia, giám sát và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên, GS.TS.Lê Hồng Hạnh nhận xét, sự tham gia của nhân dân vào xây dựng pháp luật vẫn hình thức và quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 chưa đủ bảo đảm để người dân có tiếng nói “đủ tầm ảnh hưởng” đến các dự án luật.

Không những thế, hiện nay vẫn còn tình trạng “khép kín của cơ quan Nhà nước về thực hiện quyền sáng kiến pháp luật vì chưa có quy định cơ quan đề xuất xây dựng Luật phải tiến hành tham vấn ngay từ khi phát sinh nhu cầu về một dự án Luật”, ông Bùi Sỹ Lợi, cho biết.
Việc tham vấn công chúng chỉ được thực hiện khi đã có dự án luật và thường cũng chỉ thu hút được một bộ phận dân chúng khiến hoạt động lấy ý kiến tham vấn chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Và một thực tế, “rất ít thông tin cho thấy cơ quan soạn thảo luật thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc giải trình, phúc đáp về các ý kiến đóng góp từ phía các nhà khoa học, các tổ chức xã hội và đối tượng chịu tác động của luật”.

Với nguyên tắc “nếu không hiểu người dân muốn gì, cần gì thì văn bản pháp luật sẽ không thể hiện được nhu cầu của người dân và không thể đi vào cuộc sống”, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Charlotte Laursen khẳng định, “làm cho tiếng nói của người dân được lắng nghe” trong hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật là yếu tố quan trọng để mang lại lợi ích tối đa cho người dân thông qua việc xây dựng và thực thi pháp luật.

Tại rất nhiều diễn đàn về xây dựng pháp luật, nhiều chuyên gia nêu rõ, nếu muốn người dân tham gia chủ động, nhiệt tình và có trách nhiệm vào công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật cần có quy định làm rõ trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu và giải trình luật. Bên cạnh đó, cần quy định bắt buộc có đánh giá về quá trình tham vấn công chúng rõ ràng hơn khi trình dự án Luật cho cơ quan có thẩm quyền.

Các tổ chức, cá nhân trong xã hội cũng phải thực sự đổi mới và có nhận thức đúng đắn, khách quan về xây dựng pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia của quá trình này dưới nhiều hình thức khác nhau một cách khách quan, độc lập. Thậm chí, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội phải kiên trì tuyên truyền, vận động chính sách để có được những đóng góp hữu ích vào sự phát triển của cộng đồng, của quốc gia.

Sáng ngày 10/12, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Chính phủ Đan Mạch, Bộ Phát triển quốc tế Anh tổ chức lễ tổng kết Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF).

Sau hơn 2,5 khởi động chính thức, PARAFF đã tài trợ 49 dự án với tổng kinh phí khoảng 36 tỷ đồng thực hiện tại 30 tỉnh, TP. TS.Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Charlotte Laursen đều khẳng định, việc tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, giám sát việc thực hiện pháp luật và chính sách cho thấy người dân được tôn trọng, lắng nghe và tạo động lực cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật. Đồng thời các cơ quan Nhà nước bảo đảm trách nhiệm giải trình cũng như tính công khai, minh bạch.

H.Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm