Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 07/06/2012 - 11:45
(Thanh tra)- Thu nhập bình quân năm 2011 tại xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là 20,8 triệu đồng/người. Đối với làng nghề nổi tiếng về sắt, thép, phế liệu này, thu nhập đó là tính với người… thấp nhất. Vậy mà, 22 hộ dân đã bỏ gần 10 năm để đi đòi số tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) không cao hơn số đó là bao. Vì sao có nghịch cảnh này và sự thật phía sau câu chuyện này là gì?
Các hộ dân Tề Lỗ phản ánh những nghịch lý trong thu hồi đất
"Bảo ông cụ nhận tiền đền bù đi mà vay vốn”
Năm 2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có 2 quyết định thu hồi tổng cộng trên 250.000m2 đất tại xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, giao cho UBND huyện Yên Lạc để thực hiện Dự án xây dựng Cụm công nghiệp - làng nghề, chợ Sắt Tề Lỗ (Khu làng nghề, chợ sắt Tề Lỗ).
Thế nhưng, theo phản ánh của các hộ dân thôn Giã Bàng (xã Tề Lỗ), bất cứ gia đình nào khi phát hiện những biểu hiện trái với các qui định của pháp luật mà không nhận tiền đền bù GPMB đều bị làm khó. Con cưới không cho đăng ký kết hôn. Giáo viên “được” cho nghỉ việc cả tuần để “thuyết phục gia đình”…
Ông Tạ Quang Hội, 78 tuổi, chua xót: “Tôi có 4 thửa đất nằm trong quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Vĩnh Phúc để xây dựng Khu làng nghề, chợ sắt Tề Lỗ. Do tuổi già sức yếu, tôi đã giao cho các con canh tác trên các thửa đất này. Các con tôi, khi phát hiện việc thực hiện dự án không đúng qui định của pháp luật đã không nhận tiền đền bù, không thực hiện GPMB. Vì vậy, tôi bị khai trừ khỏi Đảng, khai trừ khỏi Hội Cựu chiến binh”!
Cụ Bùi Thị Đích, 81 tuổi bức xúc: “Tôi có 3 sào đất canh tác bị thu hồi. Không đồng ý về giá đền bù nên chúng tôi chưa nhận tiền. Vì vậy, gia đình tôi bị gây khó. Tôi có con trai là Dương Văn Hồng đang kinh doanh tại địa phương. Năm 2005, con cần vay vốn, tôi đã thế chấp sổ đỏ 284m2 đất thổ cư và tài sản trên đất cho ngân hàng để bảo lãnh cho con. Tuy nhiên, con tôi không thể vay vốn làm ăn, bởi trong phần “chứng nhận đăng ký bảo lãnh”, lãnh đạo xã Tề Lỗ bút phê “đến ngày 15/6/2005, bà Đích vẫn chưa chấp hành chính sách làng nghề, không nhận tiền đền bù đất theo quy định”.
Còn anh Dương Văn Mạnh, chủ một hộ kinh doanh sắt vụn, máy xây dựng ở Tề Lỗ cho biết: Do bố anh là ông Dương Văn Gia chưa nhận tiền đền bù nên suốt từ năm 2004, ngân hàng đã kiên quyết không cho anh vay vốn.
Năm 2008, anh tiếp tục làm thủ tục xin vay, nhưng cán bộ Phòng Giao dịch Đồng Văn trả lời: "Bảo ông cụ nhận tiền đền bù đi mà vay vốn”. Đến đầu năm 2010, anh Mạnh quyết liệt phản đối thì cán bộ ngân hàng mới “xin ý kiến” lãnh đạo xã. Và, khi lãnh đạo xã đồng ý, anh Mạnh mới vay được 200 triệu đồng.
Nhiều sai phạm cần làm rõ
Theo chị Nguyễn Thị Phương, chính quyền sở tại đã bỏ qua nhiều qui định của pháp luật trong thu hồi đất: Không công khai các thông tin về dự án để lấy ý kiến của dân; không thực hiện đúng các quy trình về đền bù GPMB; việc giải quyết các đơn thư của công dân về những hành vi sai phạm của cán bộ xã còn chậm, xử lý sai phạm theo kiểu bao che… Đặc biệt, toàn bộ quá trình đền bù GPMB thực hiện năm 2004 nhưng lại áp giá đền bù đất nông nghiệp năm 2003 khiến các hộ dân bị thiệt 6.000 đồng/m2 đất.
Chưa hết, trong quá trình đền bù, các hộ dân còn phát hiện 7 vị đều “xưng” là cán bộ xã như địa chính, văn phòng, thủ quỹ, tư pháp, Phó Chủ tịch HĐND đứng tên là chủ hộ, có ruộng canh tác thuộc quỹ đất I để nhận những khoản tiền đền bù khá lớn, tổng cộng tới gần 500 triệu đồng từ năm 2004. Điều đáng nói là, các vị cán bộ này không hề có bất cứ một m2 đất nào tại khu vực bị thu hồi. Đặc biệt hơn, trong diện tích mà các vị này đứng ra ký nhận tiền, nhiều thửa là của các hộ dân đang canh tác sản xuất.
Trả lời các hộ dân về việc làm gian dối này, ông Nguyễn Kim Hữu, Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ, có văn bản giải thích rằng “trong quá trình kê khai đất, trưởng thôn đã kê khai thiếu diện tích được đền bù của một số hộ, nên các các cán bộ trên “phải” đứng tên để nhận số diện tích thiếu đó, sau đó trả lại tiền cho những hộ thiếu. Hai nữa, họ còn “phải” đứng tên một số diện tích đất công ích của xã, để chuyển diện tích đất công ích đó thành đất quỹ 1 (do các hộ dân đang canh tác sản xuất) sẽ được nhận khoản tiền đền bù cao hơn. Vì nếu để UBND xã đứng ra nhận đền bù với tư cách là chủ sử dụng diện tích đất công ích đó thì số tiền sẽ thấp, “thiệt thòi” cho xã. Sau khi nhận tiền, 7 cán bộ trên sẽ nộp số tiền mà họ đứng tên trên đất công ích của xã vào ngân sách xã”.
Sự thật có giống như lời giải thích của ông Nguyễn Kim Hữu? Và, giải thích này “thuyết phục” được ai?
Đan Quế
Kỳ II: “Chân dung đen” của lãnh đạo xã Tề Lỗ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý