Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khuất tất tại một công trình xây dựng không phép

Thứ ba, 14/04/2015 - 09:40

(Thanh tra)- Hàng trăm hộ dân trú tại phường An Đông trong và ngoài diện giải tỏa dọc bờ sông An Cựu (Thừa Thiên - Huế) đang bày tỏ bức xúc trước sự coi thường pháp luật của doanh nghiệp (DN) tư nhân khi ngang nhiên xây dựng nhà rường 2 tầng kiên cố không phép ngay tại khu vực giải tỏa…

Chưa được cấp phép mà công trình đã được xây dựng kiên cố, hoành tráng bên bờ sông An Cựu. Ảnh: Việt Dũng

Di dời dân lấy đất cho thuê làm quán cà phê

Theo tìm hiểu của PV, năm 2012, theo chủ trương, TP Huế có quyết định di dời 113 hộ dân sống dọc bờ sông An Cựu ở đường Đặng Văn Ngữ và đường Hải Triều, phường An Đông với số tiền đền bù gần 38 tỷ đồng, để thực hiện dự án chỉnh trang bờ sông An Cựu, xây dựng công viên, công trình công cộng phục vụ nhu cầu, lợi ích cho nhân dân. Vì vậy, khi giải tỏa, nhiều hộ dân mặc dù có hoàn cảnh khó khăn vẫn phải gấp rút thời gian, đồng thuận với cấp chính quyền vì lợi ích chung sớm bàn giao mặt bằng để thi công dự án.

Sau khi các hộ dân di dời đến nơi ở mới, nhiều hộ vẫn chưa kịp thích nghi, thì tháng 4/2014, UBND phường An Đông có tờ trình gửi Thường trực UBND TP Huế về việc xin xã hội hóa công viên cây xanh dọc bờ sông An Cựu với lý do là hiện trạng khu vực giải tỏa nhếch nhác, một số hộ có dấu hiệu lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán nhỏ…

Với mục đích đảm bảo cho quá trình quản lý được thuận lợi, tránh tình trạng tái lấn, chiếm đất để kinh doanh, buôn bán và đảm bảo mỹ quan đô thị, UBND phường đề xuất phương án: Đề nghị UBND TP Huế cho chủ trương xã hội hóa hình thành công viên cây xanh tại khu vực giải tỏa bờ sông An Cựu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải của nhân dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa. Theo đó, phường An Đông đưa ra hình thức xã hội hóa là cho một số cá nhân, tổ chức trồng các thảm cỏ, trưng bày cây kiểng, cây xanh tạo không gian xanh đô thị và xây dựng một số nhà lục giác để kinh doanh cà phê, giải khát...

Chủ trương của UBND phường An Đông đã được UBND TP Huế chấp nhận.

Ngày 22/1/2015, UBND phường An Đông lập một hợp đồng hợp tác khai thác khu đất dọc bờ sông An Cựu với Cty TNHH MTV sinh vật cảnh An Đông có thời hạn 20 năm. Phương thức hợp tác, UBND phường An Đông giao toàn bộ mặt bằng khu đất rộng khoảng 9.000m2 (bao gồm cả hạ tầng và cây xanh hiện có) nằm dọc bờ sông An Cựu, phía đường Đặng Văn Ngữ đến cống Phát Lát cho DN đầu tư xây dựng điểm xanh, kết cấu hạ tầng và các công trình phục vụ công cộng, khai thác dịch vụ. Khi hợp đồng có hiệu lực, công trình này đã nhanh chóng được triển khai xây dựng.

Toàn bộ kinh phí công trình (gồm công viên, hệ thống chiếu sáng và khu nhà phục vụ dịch vụ giải khát) dự toán xây dựng khoảng 6,5 tỉ đồng. Sau 20 năm, nếu không có nhu cầu kinh doanh, Công ty An Đông sẽ bàn giao toàn bộ tài sản nhà đất, vật kiến trúc, cây xanh ở công viên cho UBND phường An Đông tiếp tục khai thác. Với hợp đồng giao khoán này, mỗi năm, Công ty An Đông sẽ trả cho UBND phường An Đông 40 triệu đồng (5 năm điều chỉnh giá 1 lần), đồng thời được toàn quyền kinh doanh thu lợi từ các dịch vụ từ công viên.

Nhiều hộ dân thuộc diện bị di dời đã phản đối việc làm này bởi cho rằng, chính quyền đã bất minh khi giao diện tích đất giải tỏa cho DN một cách cực kỳ khó hiểu. Mặt khác, dự án dùng hàng chục tỷ đồng tiền ngân sách để giải tỏa di dời lại giao cho DN khai thác cộng với sự bất cập về thời gian là quá dài.

Ông Ngô Minh, một người dân thuộc trong diện bị di dời bức xúc cho rằng: Lúc đầu chính quyền nói do phục vụ công trình phúc lợi công cộng nên người dân chấp hành, nếu giải tỏa đất để cho DN xây dựng rồi thu tiền từ mô hình quán cà phê giải khát thì bà con không thể chấp nhận được. Đáng lý, chính quyền phải minh bạch vấn đề này ngay từ đầu và giá cả đền bù phải được thỏa thuận với DN.

“Bà con hi sinh quyền lợi, chấp nhận di dời đi tái định cư, để làm đẹp thành phố, thế mà chính quyền lại giao khu đất đó cho DN kinh doanh, hưởng lợi, trong khi chúng tôi về nơi ở mới không có việc làm, xa chợ búa cũng không buôn bán gì được cả”, bà Lê Thị H, một hộ dân bị di dời bức xúc.

Không có phép vẫn ngang nhiên xây dựng

Ông Nguyễn Đình Nghị, Chủ tịch UBND phường An Đông cho biết: Công trình khai thác dọc bờ sông An Cựu, kinh phí xây dựng ban đầu theo báo cáo của DN là 6,5 tỷ đồng, kể cả khu nhà rường 2 tầng và 2 trường lang. Tuy nhiên, hiện kinh phí đầu tư đã tăng lên bởi nguyên nhân do trước đây dự định làm đường đi trong khuôn viên là bê tông nhưng bây giờ đã chuyển qua lót gạch.

Điều đáng nói, mặc dù công trình khai thác dọc bờ sông An Cựu đã được triển khai gần 2 tháng nay, trong đó có nhà rường 2 tầng kiên cố, nhưng điều nghịch lý là công trình này không hề được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Chỉ đến khi có sự phản ánh quyết liệt của cơ quan báo chí và dư luận của người dân lúc đó Chủ tịch UBND TP Huế mới yêu cầu tạm đình chỉ thi công.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong các ngày từ 2 - 8/4, tại công trình này vẫn tấp nập hàng chục công nhân tiến hành thi công công trình. Có ý kiến cho rằng, công trình nhà rường 2 tầng mọc lên giữa bờ sông An Cựu có vị trí hơi cao, choán hầu hết mặt tiền bờ sông… không phù hợp với thẩm mỹ kiến trúc. Nếu đúng như thế thì việc công trình xây dựng trái phép trên bờ sông An Cựu, ngoài trách nhiệm của DN thì UBND phường An Đông là cơ quan trực tiếp ký hợp đồng và cũng phải chịu liên đới trách nhiệm, bởi theo hợp đồng thì cả 2 bên đều có quyền lợi hợp tác khai thác.

Việc chính quyền UBND phường An Đông “làm ngơ” cho DN thi công khi công trình chưa được cấp phép trong một thời gian dài và công trình gần hoàn thành là điều đang khiến dư luận rất bất bình. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan tại Thừa Thiên - Huế nhanh chóng vào cuộc làm rõ sự vụ trên.

Việt Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khi nào mới xử lý hành vi gian lận trong đấu thầu của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc?

Khi nào mới xử lý hành vi gian lận trong đấu thầu của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc?

(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.

Chu Tuấn

15:37 13/12/2024
Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm